Chuyện người đàn ông có bằng MBA chấp nhận làm công nhân nhà kho lương ‘bèo’ trở thành CEO đế chế thời trang tỷ ‘đô’

19/03/2023 18:18
Khi nhận cuộc gọi tuyển dụng, người đàn ông đã rất bất ngờ vì có bằng cấp cao nhưng chỉ được đề nghị làm công việc tay chân.

Ryan Gellert – CEO của nhà bán lẻ thời trang Patagonia, chia sẻ trong một hội nghị gần đây rằng ông là “người cuối cùng mà mọi người nên xin lời khuyên nghề nghiệp”.

Từ chỗ không chắc chắn về tương lai, từng làm nhân viên đóng gói trong nhà kho, giờ đây, Gellert đã trở thành CEO của thương hiệu trị giá 3 tỷ USD và là một trong những doanh nghiệp nổi bật nhất trong việc chống lại biến đổi khí hậu ở Mỹ.

Gellert cho biết ông không chắc mình muốn làm nghề gì nhưng đã học ngành tài chính ở đại học và sau đó lấy bằng kinh doanh tại Học viện Công nghệ Florida. Ông chuyển đến thành phố Salt Lake và bắt đầu sở thích trượt tuyết. Một ngày nọ, ông nộp CV tại Black Diamond - một công ty thiết bị leo núi có trụ sở tại đó.

Khi nhận được một cuộc điện thoại một tuần sau đó, Gellert “tin chắc” rằng với tư cách là một người có bằng MBA, họ sẽ sắp xếp cho ông một vị trí tốt. Tuy nhiên, thay vào đó, họ đề nghị công việc đóng gói các thùng trong nhà kho với mức lương 6 USD/giờ. Dù bất ngờ nhưng sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, ông vẫn quyết định nhận công việc này.

“Điều nhất quán duy nhất trong sự nghiệp của tôi là tôi luôn tự hỏi bản thân về cơ hội tiếp theo trước mắt: Nó có thú vị và có gắn liền với những gì mình thực sự đam mê không?”, Gellert chia sẻ.

Chuyện người đàn ông có bằng MBA chấp nhận làm công nhân nhà kho lương ‘bèo’ trở thành CEO đế chế thời trang tỷ ‘đô’ - Ảnh 1.

Chân dung Ryan Gellert.


Trên thực tế, Gellert đam mê các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là môn leo núi. Vì thế, ông nhận thấy rằng bằng cách làm việc với Black Diamond, ông có thể học hỏi trong công việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Sau này, Gellert đã giúp mở rộng thương hiệu sang châu Á, đưa công ty lên sàn chứng khoán và đảm nhiệm vai trò Chủ tịch thương hiệu trước khi gia nhập Patagonia năm 2014.

Gellert trở thành CEO của Patagonia năm 2020 – ngay giữa đại dịch. Ông nhớ lại cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của mình với người sáng lập Patagonia - Yvon Chouinard, sau vài tháng giữ vai trò mới.

Gellert miêu tả Chouinard là người vừa có nguyên tắc vừa có tinh thần kinh doanh.

“Nếu có một ý tưởng, điều đầu tiên Chouinard làm là tiến một bước theo hướng đó. Ông ấy không nhất thiết phải lập kế hoạch cho 10 năm tới mà chỉ bước một bước về hướng đó.

Từng bước một, ông ấy tự hỏi mình đã học được gì và có đang đi đúng hướng không. Nếu có, ông sẽ tiếp tục tiến thêm vài bước nữa. Ngược lại, ông ấy sẽ đổi hướng”, Gellert cho biết.

Tháng 9/2022, Chouinard công bố kế hoạch quyên góp toàn bộ công ty trị giá 3 tỷ USD của mình cũng như khoảng 100 triệu USD thu nhập hàng năm của công ty để chống biến đổi khí hậu.

Gellert thừa nhận rằng với tư cách là một nhà bán lẻ, mô hình kinh doanh của Patagonia góp phần gây ra biến đổi khí hậu, nhưng điều quan trọng là phải giảm thiểu tác động của nó. Công ty đã dành nhiều thập kỷ để tăng tỷ lệ vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình, hỗ trợ các nhà máy trả lương công bằng và quyên góp 1% doanh thu cho các hoạt động xanh.

Gellert nói: “Chúng ta đã tạo ra các vấn đề của thế giới và chúng không thể giải quyết được nếu các doanh nghiệp không chịu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ làm hết sức có thể để giúp hành tinh trở nên tốt đẹp hơn cho các thế hệ sau này”.

Nguồn: CNBC

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
6 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.