Chuyển nợ xấu thành cổ phần liệu đã lỗi thời?

29/04/2018 14:34
Có một vài ý kiến cho rằng, ở thời điểm hiện nay, phương án chuyển nợ xấu thành cổ phần đã trở nên lỗi thời, và mới chỉ áp dụng được vài trường hợp...

Vấn đề chuyển nợ thành cổ phần của Tổ chức tín dụng không phải là câu chuyện mới. Trong "Dự thảo của Ngân hàng Nhà nước về quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của Tổ chức tín dụng" từ năm 2016 đã có nội dung cho phép Tổ chức tín dụng được chuyển nợ xấu thành vốn góp với một số điều kiện cụ thể. Tại thời điểm đó, nội dung này được hy vọng sẽ là một cú hích táo bạo giúp xử lý nợ xấu.

Mặc dù là dự thảo nhưng nó cũng là tín hiệu mở, tạo điều kiện cho một số trường hợp chuyển nợ xấu thành vốn góp với thành công nhất định, giúp doanh nghiệp thoát phá sản, dần hoạt động trở lại và dần ổn định như trường hợp SHB và Công ty Cổ phần Thủy Sản Bình An, VietinBank và Vinalines. 

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể bức tranh xử lý nợ xấu thì đến nay mới chỉ có một vài trường hợp thực hiện xử lý nợ xấu bằng chuyển nợ xấu thành vốn góp, điều này cho thấy đây chưa phải là phương án được ưa chuộng. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện tại, Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng đang tạo cơ chế khá thuận lợi để các Công ty Quản lý tài sản các Tổ chức tín dụng và các Ngân hàng thương mại thu hồi nợ xấu bán tài sản đảm bảo thì phương án chuyển nợ xấu thành cổ phần nhận được nhiều ý kiến trái chiều cả đồng thuận lẫn phản đổi cũng là điều dễ hiểu.

Về nguyên lý, chuyển nợ thành vốn góp sẽ mang lại lợi ích cho cả 3 bên Doanh nghiệp – Ngân hàng – Xã hội, trong đó doanh nghiệp sẽ là bên được hưởng lợi nhiều nhất. Với những khoản nợ mà doanh nghiệp không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính sẽ được chuyển từ khoản mục nợ xuống vốn chủ sở hữu, từ đó giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn nợ mới, tạo cơ hội tiếp tục sản xuất kinh doanh, tránh bị rơi vào phá sản; lợi ích thứ 2 mà doanh nghiệp có được là khi có sự tham gia điều hành của ngân hàng, doanh nghiệp có thể có những hoạch định mới, có cơ hội tiếp cận với cách thức quản lý chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. 

Với ngân hàng, biện pháp chuyển nợ thành vốn góp sẽ giảm được nợ xấu, khắc phục được những điểm yếu trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Với xã hội, việc doanh nghiệp vẫn còn hoạt động sẽ giúp duy trì công ăn việc làm cho người lao động và tiếp tục có nguồn cung sản phẩm cung cấp cho thị trường.

Bên cạnh những lợi ích, chuyển nợ thành vốn góp cũng phát sinh rất một số vấn đề như: Với ngân hàng, việc tham gia trực tiếp vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như cầu đường, bất động sản hay nông nghiệp… mà không gần sát với chuyên môn chính là kinh doanh tiền tệ có thể gây cho ngân hàng tổn thất do không đủ năng lực quản lý và không am hiểu ngành hàng đang kinh doanh. Về an toàn hệ thống, biện pháp chuyển nợ xấu thành vốn góp có thể là lá chắn giúp ngân hàng che giấu nợ xấu, việc đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng trở nên khó khăn và không chính xác.

Có một vài ý kiến cho rằng, ở thời điểm hiện nay, phương án chuyển nợ xấu thành cổ phần đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên tôi cho rằng cần nhìn nhận ở hai khía cạnh.

Thứ nhất, nếu tiếp tục chuyển nợ thành cổ phần như trong Dự thảo năm 2016 là chỉ cho phép chuyển những khoản nợ thuộc nhóm 5 (những khoản nợ có khả năng mất vốn) có nghĩa nếu chuyển đổi, ngân hàng sẽ đầu tư vào những doanh nghiệp rất kém hiệu quả hoặc đang trên bờ vực phá sản. Không những thế, để có thể thực hiện chuyển đổi, Ngân hàng phải đối mặt với nhiều điều kiện như: Số nợ xấu hoán đổi không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại; mức góp vốn, mua cổ phần không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp. Điều này làm hạn chế vai trò của ngân hàng thương mại trong quá trình hỗ trợ tái cơ cấu và quản trị điều hành doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trước hiệu quả nhanh hơn của việc xử lý nợ xấu bằng bán tài sản bảo đảm nhờ hỗ trợ của nghị quyết 42 thì chắc chắn việc xử lý nợ xấu bằng chuyển đổi nợ xấu bằng vốn góp sẽ không hấp dẫn với ngân hàng.

Thứ hai, dù phương án chuyển nợ xấu thành cổ phần với những quy định hiện tại chưa phù hợp với thực tế nhưng chúng ta không nên dỡ bỏ biện pháp này, đặc biệt là với hệ thống pháp luật. Chúng ta rất cần một hệ thống pháp luật với những quy định hoàn thiện và có tính dự báo để nếu có thực tế phát sinh chúng ta không bị bối rối là liệu hành vi hay hoat động này đã được pháp luật quy định hay chưa, có phạm luật hay không. Do đó, Quyết định 1058 về "Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng gắn liên với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020" vẫn đề cập biện pháp xử lý nợ xấu mà các ngân hàng có thể sử dụng là chuyển đổi nợ thành cổ phần theo là rất hợp lý vì rất nhiều trường hợp bán tài sản bảo đảm dù là biện pháp giúp ngân hàng thu hồi vốn cho vay nhưng có thể không cho cơ hội sống sót với những doanh nghiệp có thể có tiềm năng phục hồi trong tương lai. Vì vậy, trong các quy định pháp lý, chúng ta nên quy định đầy đủ các biện pháp xử lý nợ xấu, trên cơ sở đó, với từng trường hợp và bối cảnh cụ thể, ngân hàng sẽ lựa chọn biện pháp xử lý sao cho tối ưu nhất.

Và tôi cho rằng, cơ quan quản lý cần tiếp tục cho các ngân hàng chuyển nợ xấu thành cổ phần vì biện pháp này nếu làm tốt sẽ mang lại lợi ích cho cả Doanh nghiệp – Ngân hàng – Xã hội, nhưng phải trên cơ sở các ngân hàng được tùy chọn trong các biện pháp xử lý nợ xấu song hành với đó là hệ thống quy định đầy đủ và toàn diện. Với bản Dự thảo năm 2016, cần bổ sung một cách toàn diện hơn nữa các quy định về chuyển nợ thành cổ phần, đặc biệt những quy định với doanh nghiệp con nợ như thế nào thì được phép hoán đổi nợ với Tổ chức tín dụng; các tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe và khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống giám sát chặt chẽ từ phía nhà nước để biện pháp này không bị lợi dụng nhằm che đậy nợ xấu, sở hữu chéo hoặc các công ty sân sau cũng cần phải được xây dựng.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
59 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
11 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
24 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.