Chuyện xảy ra ở quốc gia hạ quyết tâm "buông thả" Covid: Ca nhiễm tăng cao nhưng... chẳng ai quan tâm nữa

12/02/2022 23:45
Người Đan Mạch đang ùa đến các hộp đêm để ăn mừng lệnh dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch, bất chấp làn sóng lây nhiễm gia tăng.

Trên chuyến phà hướng về thành phố lớn thứ 2 của Đan Mạch hôm 4/2, Allan Hjorth (70 tuổi) nhận ra mình khá đơn độc. Ông là một trong số ít hành khách đeo khẩu trang ở đó, còn đa số chẳng che chắn gì, tận hưởng bầu không khí "tự do" sau khi Đan Mạch vừa tuyên bố chấm dứt các lệnh hạn chế Covid-19 trước đó vài ngày.

"Thực tế là đeo khẩu trang chỉ khiến người ta cảm thấy có gì đó không ổn," - Hjorth cho biết. Bản thân ông cũng tháo luôn khẩu trang ra. "Người Đan Mạch muốn tin rằng chúng ta đang trở lại cuộc sống bình thường."

Chuyện xảy ra ở quốc gia hạ quyết tâm buông thả Covid: Ca nhiễm tăng cao nhưng... chẳng ai quan tâm nữa - Ảnh 1.

Ông Allan Hjorth

Buông thả

Gần 2 năm sống trong đại dịch, cái gọi là "bình thường" ở quốc gia thịnh vượng top đầu thế giới là như sau: 5,8 triệu người không còn bị hạn chế Covid, bất chấp việc gần 1% số này (nghĩa là hàng vạn người) dương tính chỉ trong vòng 1 ngày ở tuần trước. Đan Mạch vẫn là một trong những nơi có tỉ lệ Covid trên đầu người cao nhất, và tỉ lệ nhập viện cũng đang là lớn nhất từ trước đến nay.

Nhưng chính phủ Đan Mạch vào ngày 1/2 vẫn quyết định sẽ không coi Covid là "mối đe dọa xã hội" nữa, đồng thời loại bỏ toàn bộ các lệnh hạn chế - bao gồm quy định đeo khẩu trang bắt buộc tại khu vực kém thoáng khí và trên phương tiện công cộng.

Chuyện xảy ra ở quốc gia hạ quyết tâm buông thả Covid: Ca nhiễm tăng cao nhưng... chẳng ai quan tâm nữa - Ảnh 2.

Các hộp đêm ở Đan Mạch đã hoạt động hết công suất, sau khi người dân không còn sợ Covid nữa

Với làn sóng lây nhiễm hiện nay, việc dỡ bỏ hạn chế có vẻ đi ngược với thực tế. Tuy nhiên, nhà chức trách cho biết số ca tử vong và nhập viện đang tăng ở mức chậm hơn rất nhiều so với số người nhiễm, và nhóm phải vào chăm sóc tích cực (ICU) đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke cho rằng đất nước vẫn chưa vượt qua được đại dịch. Tuy nhiên, đây là thời điểm thích hợp để tận dụng lợi thế từ Omicron - biến thể đang cho triệu chứng nhẹ hơn - và tỉ lệ tiêm vaccine cao (81% dân số đã tiêm đủ, và 62% tiêm mũi tăng cường).

"Chúng tôi đã cam kết rằng sẽ mở cửa ngay khi điều kiện cho phép," - ông Heunicke cho biết. "Nhưng nếu như có biến thể mới, và nếu xác định vaccine không còn hiệu quả, chúng tôi sẽ không ngần ngại làm những gì phải làm."

Chuyện xảy ra ở quốc gia hạ quyết tâm buông thả Covid: Ca nhiễm tăng cao nhưng... chẳng ai quan tâm nữa - Ảnh 3.

Hàng ngàn người ùa đến các hộp đêm ở Copenhagen nhằm ăn mừng dỡ bỏ phong tỏa

Trong khi các quốc gia châu Âu đang tiếp cận việc dỡ bỏ hạn chế và phong tỏa một cách từ từ, các nước Bắc Âu có vẻ vội vã hơn. Trong tháng 2, họ đã loại bỏ gần như toàn bộ các lệnh hạn chế - bao gồm làm việc từ xa, hạn chế rượu bia và cấm các phong trào thể thao nghiệp dư.

"Ai cũng biết sẽ có các đợt nhiễm mới vào giai đoạn thu đông kế tiếp. Nhưng lo xa chẳng ích gì," - Espen Nakstad, phó giám đốc Tổng cục Y tế Na-uy chia sẻ.

Việc Đan Mạch chấm dứt hạn chế - điều được nhiều chuyên gia y tế ủng hộ và nhận được sự tán dương từ cộng đồng - có thể là điềm báo về một tương lai nơi các nước giàu có đủ khả năng chấp nhận chung sống với đại dịch, đặc biệt là khi họ đã phủ vaccine đủ rộng, sở hữu khả năng xét nghiệm tốt và nền tảng y tế mạnh.

Nỗi lo cháy âm ỉ

Chưa có gì khẳng định được rằng các biến thể gây lo ngại sau này sẽ gây triệu chứng nhẹ như Omicron. Một số chuyên gia virus học cảnh báo rằng việc Đan Mạch mở cửa quá sớm có thể sẽ phản tác dụng.

Hôm 5/2, lần đầu tiên sau gần 2 tháng, hàng ngàn người đã tụ tập tại những hộp đêm ở Copenhagen. Thanh thiếu niên thì thì hướng đến trung tâm Đan Mạch, nơi có show diễn motor với 7000 người tham gia. Ai cũng nghĩ rằng họ chẳng sao cả vì vốn đã nhiễm Covid suốt kỳ nghỉ Giáng sinh rồi.

Và trên chuyến phà tới Aarhus, ông Hjorth cũng nói rằng mình sẽ không đeo khẩu trang tại bữa tiệc ông chuẩn bị tham dự dự.

Chuyện xảy ra ở quốc gia hạ quyết tâm buông thả Covid: Ca nhiễm tăng cao nhưng... chẳng ai quan tâm nữa - Ảnh 4.

Người Đan Mạch thoải mái giữa đại dịch, chẳng cần đeo khẩu trang

Covid đã không biến mất tại Đan Mạch. Trái lại, nó ở khắp mọi nơi, từ đường phố, quán cafe cho đến cửa hàng, cửa hiệu. Hàng vạn người đã phải cách ly vì nhiễm bệnh, nhưng dân công sở đã đi làm, quán bar nhà hàng chẳng phải đóng cửa sớm, và cũng không yêu cầu ai trình chứng nhận tiêm chủng.

Troels Lillebaek, giám đốc Viện Statens Serum tại Copenhagen cho biết việc tái mở cửa sẽ dẫn đến làn sóng lây nhiễm gia tăng vào giữa tháng 2, nhưng nhà chức trách chỉ tập trung vào số ca nhập viện thôi.

Một số người như Stephen Griffin, phó giáo sư virus học tại ĐH Leeds (Anh) gọi chiến lược này là mạo hiểm. Ông cho rằng dù mối liên hệ giữa ca nhiễm và ca bệnh nặng đang yếu đi tại Đan Mạch, thì khả năng đáp ứng của ICU cũng như số ca tử vong đáng lẽ không nên là yếu tố duy nhất cần phải cân nhắc.

"Không lẽ chỉ vì có đủ giường cho người bệnh?" - Griffin đặt dấu hỏi. "Đáng lẽ, mục tiêu phải là ngăn không cho họ nhiễm bệnh chứ?"

Tiến sĩ Jens Lundgren từ ĐH Copenhagen thì cho rằng để kiểm soát làn sóng lây nhiễm hiện nay, Đan Mạch sẽ phải áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, và nó không tương xứng với mối hiểm họa mà Omicron mang lại. "Về cơ bản, chúng ta đang để cho Omicron bùng phát".

Liệu có phải trả giá?

Đan Mạch nằm trong số các nước đầu tiên tại châu Âu công bố phong tỏa vào năm 2020, ở thời điểm họ còn không phải nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Suốt 2 năm họ dỡ bỏ rồi lại tái phong tỏa, với chiến lược tiếp cận linh hoạt mà nhận được sự tán dương từ cộng đồng.

Vẫn có một số sự kiện gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà chức trách, bao gồm quyết định tiêu hủy 17 triệu con chồn vì lo sợ một dạng đột biến của virus corona. Tuy nhiên về cơ bản, tín nhiệm dành cho chính phủ vẫn ở mức cao.

"Chúng tôi thậm chí còn không cần nghĩ đến chuyện tiêm vaccine bắt buộc," - ông Heunicke cho hay.

Chuyện xảy ra ở quốc gia hạ quyết tâm buông thả Covid: Ca nhiễm tăng cao nhưng... chẳng ai quan tâm nữa - Ảnh 5.

Số ca tử vong tại Đan Mạch đang cao hơn trước kia, nhưng so với tỉ lệ ca mắc thì lại ở mức thấp

Hôm 5/2, tại một hộp đêm quy tụ hàng trăm người, Sara Vang (20 tuổi) cho biết nhiều người trẻ đã sẵn sàng sống chung với virus. Bản thân cô cũng từng nhiễm vào năm ngoái, đã bị sốt cao và khó thở dù tiêm đủ 3 mũi vaccine. Nhưng cô cho rằng "nhiễm virus là một phần của cái gọi là 'bình thường' hiện nay." 

Một số người như ông Hjorth thì nhận định nhà chức trách đáng lẽ nên giữ quy định đeo khẩu trang. "Họ đang để mặc chúng tôi nhiễm bệnh," - Ingrid Fensteen, công dân 82 tuổi ở Copenhagen nhận xét.

Những tuần gần đây, số người phải nhập viện đang ở mức cao kỷ lục - 1294 ca vào ngày 7/2. Đan Mạch hiện vẫn có tỉ lệ tử vong thấp nhất châu Âu, nhưng giờ đang đón nhận nhiều người chết hơn so với những tuần đầu dịch bệnh.

Nhưng chỉ có 31 người đang phải nằm trong ICU - con số thấp nhất kể từ tháng 11/2021. Ngoài ra, những người nhập viện phục hồi nhanh hơn so với trước kia.

Bộ trưởng Heunicke cho rằng phần lớn dân số đất nước đã có kháng thể, và mục tiêu là tránh mọi lệnh phong tỏa ít nhất cho đến mùa đông kế tiếp. Nhưng ông cũng cho rằng chiến lược này không bền vững, vì nó phụ thuộc vào khả năng xét nghiệm tốn kém mà ngay cả đất nước giàu có như Đan Mạch cũng khó lòng đáp ứng lâu dài.

Tiến sĩ Griffin - giáo sư virus học tại Leeds cho rằng Đan Mạch đang ở trong tình thế tốt hơn so với Anh và Mỹ khi nới lỏng phong tỏa. "Nhưng tôi chỉ hy vọng rằng họ không phải trả giá vì không kiên nhẫn thêm một vài tuần nữa."

Nguồn: NY Times

https://kenh14.vn/chuyen-xay-ra-o-quoc-gia-ha-quyet-tam-buong-tha-covid-ca-nhiem-tang-cao-nhung-chang-ai-quan-tam-nua-20220211131807327.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
19 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
31 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
23 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.