(Clip) Sợ Trung Quốc 'đoạt bữa trưa', Tổng thống Biden mạnh tay chi 1,2 nghìn tỷ USD

10/11/2021 20:24
"Trung Quốc đang tước đoạt bữa trưa của chúng ta", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói.

Hãng tin CNN cho biết Nghị viện Mỹ đã thông qua bản kế hoạch 1,2 nghìn tỷ USD đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Tổng thống Mỹ Joe Biden, qua đó tạo ra hàng triệu việc làm cho người Mỹ, nâng cấp ngành sản xuất và cải thiện vị thế trong cuộc xung đột thương mại với Trung Quốc.

Tờ Vox cho biết đầu năm nay, Tổng thống Biden đã liên tục nhắc nhở Trung Quốc đang "tước đoạt bữa trưa của chúng ta" và cam kết bản kế hoạch mới sẽ đem lại vị thế chiến thắng cho Mỹ trong cuộc đấu thương mại.

Vậy tại sao Trung Quốc lại làm Tổng thống Biden lo lắng đến vậy?

Những con số biết nói

Trong suốt nhiều năm, Trung Quốc đã đổ lượng tiền lớn đầu tư công và tạo ra đà tăng trưởng nóng. Thậm chí khi đã giảm tốc, việc đầu tư công cho cơ sở hạ tầng vẫn chưa bao giờ dừng lại khi họ vung tiền ra cả nước ngoài để mua lại kỹ thuật hay những tài nguyên về xây dựng đất nước.

Tờ Vox cho biết Trung Quốc đã xây dựng được cả 1 mạng lưới tàu cao tốc mà Mỹ cũng phải mơ ước, ít nhất 1 triệu cây cầu đã được xây dựng và vô số công trình cơ sở hạ tầng khác. Tờ Politico thì cho biết tổng số xi măng Trung Quốc sử dụng trong khoảng 2011-2013 còn nhiều hơn số lượng Mỹ dùng cho cả thế kỷ 20.

Lấy năm 2020 làm ví dụ, Tổng cục thống kê Trung Quốc đã chi tới 8.000 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng trong khi Mỹ chỉ chi 146 tỷ USD. Năm 2018, xếp hạng tổng chi tiêu đầu tư cho cơ sở hạ tầng tính theo GDP của 48 thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy Trung Quốc đứng đầu với 5,57%, cao hơn rất nhiều so với 0,52% của Mỹ.

Thậm chí khi đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và bị Mỹ coi chừng, Trung Quốc vẫn không dừng đầu tư lại. Bản kế hoạch ngân sách năm 2021 của nước này cho thấy họ sẽ chi ít nhất 94 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng công nghệ mới.

Ở mảng đường sắt, Trung Quốc đã gia tăng mạng lưới của mình thêm 21% trong khoảng 2015-2020, đạt 146.500 km. Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu sẽ xây thêm gần 50.000 km đường sắt nữa từ nay đến cuối năm 2035. Nếu đà này tiếp diễn, Trung Quốc sẽ vượt con số 260.000km đường sắt của Mỹ vào giữa thế kỷ này.

Về mảng tàu cao tốc, Trung Quốc đặt mục tiêu mở rộng thêm 47% từ nay đến năm 2035, đưa tổng chiều dài đường cao tốc lên gần 200.000km, qua đó vượt con số 158.000km của Mỹ.

Ngay cả những mảng công nghệ tiên tiến như xe điện, Mỹ cũng thua kém Trung Quốc khi chỉ có 42.000 trạm sạc, trong khi quốc gia bên kia Thái Bình Dương có đến 1,68 triệu trạm.

Tháng 2/2014, Tổng thống Biden khi đó chưa đắc cử đã từng miêu tả sân bay LaGuardia Ariport của New York có chất lượng tồi tệ như của một nước nghèo so với sân bay hiện đại tại Hong Kong. Hiện sân bay này đang trong quá trình nâng cấp với tổng trị giá 4 tỷ USD nhưng bản dự án mới của Tổng thống Biden đã thêm 25 tỷ USD nữa.

Thế nhưng chúng cũng chưa là gì khi Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng thêm 162 sân bay mới từ nay đến năm 2035.

Trong mảng Internet, Mỹ dự kiến sẽ chi 65 tỷ USD cho hệ thống Internet tốc độ cao trên toàn quốc nhằm phủ sóng cả những vùng nông thôn vốn đang khá lạc hậu. Nếu so sánh, truyền thông Trung Quốc năm 2019 cho biết nước này đã phủ sóng Internet cáp quang hoặc 4G cho 98% vùng nông thôn trên cả nước.

Sự thật phũ phàng

Quay trở lại câu chuyện của nước Mỹ, gói ngân sách ban đầu được đề nghị cho dự án lên đến 2,3 nghìn tỷ USD nhưng sau nhiều tranh cãi, chúng bị giảm xuống chỉ còn 1,2 nghìn tỷ USD nhằm đáp ứng tham vọng của Tổng thống Biden trong việc lấy lại vị thế cho nền kinh tế số 1 thế giới.

Bản kế hoạch này sẽ chi tới 550 tỷ USD nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tại Mỹ trong 5 năm, từ cầu đường, sân bay, bến cảng đến nhà ga. Mỹ cũng sẽ chi khoảng 65 tỷ USD đầu tư nâng cấp mạng lưới Internet và hàng chục tỷ USD nữa cho hệ thống điện nước. Ngoài ra, khoảng 7,5 tỷ USD sẽ được chi để xây hệ thống trạm sạc điện cho ô tô điện trên toàn quốc cùng nhiều kế hoạch khác nữa.

(Clip) Sợ Trung Quốc đoạt bữa trưa, Tổng thống Biden mạnh tay chi 1,2 nghìn tỷ USD - Ảnh 2.

Tuy nhiên đây chưa phải cú ra đòn duy nhất của Tổng thống Biden. Một bản dự thảo về xây dựng cơ sở hạ tầng khác mang tên "Build Back Better World" (B3W) cũng đang được đệ trình và nếu được thông qua, Mỹ sẽ chi tới 3.000 tỷ USD trong cuộc đua giành vị thế số 1 thế giới. Khác với bản kế hoạch 1,2 nghìn tỷ USD lần này, kế hoạch B3W sẽ nhắm đến các dự án lao động chất lượng cao, bảo vệ môi trường hay giúp đỡ những nhà nữ khởi nghiệp.

"Những lời dưới đây không nằm trong bản thảo phát biểu của tôi. Nhưng tôi xin cam kết với các bạn rằng chỉ trong 6-8 tháng tới, hàng loạt báo cáo về việc Trung Quốc và nhiều nước khác chạy đua vượt trước chúng ta trong khoản đầu tư cho tương lai sẽ xuất hiện", Tổng thống Biden nói trong cuộc họp tháng 4/2021.

Việc dùng Trung Quốc làm cái cớ để thúc đẩy nghị viện thông qua khoản ngân sách khủng và tốn thêm tiền thuế của người dân hậu đại dịch nghe có vẻ kỳ nhưng theo tờ Vox, số tiền trên chẳng đáng là gì so với ngân sách Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên dù những con số trên cho thấy Trung Quốc đang đầu tư nhiều tiền hơn so với Mỹ cho cơ sở hạ tầng nhưng một số chuyên gia nhận định chúng không miêu tả được toàn bộ bối cảnh. Phó giáo sư Min Ye của trường đại học Boston University nhận định nói về độ phủ sóng cơ sở hạ tầng thì Trung Quốc vẫn kém Mỹ, nhất là ở vùng miền trung và tây Trung Quốc do địa hình nhiều núi non hơn.

Bên cạnh đó, Mỹ là nước đi trước trong phát triển cơ sở hạ tầng so với Trung Quốc nên nước đi sau phải đổ nhiều tiền hơn để bắt kịp là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên việc lơ là mất cảnh giác có thể khiến Mỹ phải hối hận khi quả thật Trung Quốc đã bắt đầu vượt lên trong một số mảng công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia khác cho rằng bản kế hoạch đầu tư 1,2 nghìn tỷ lần này của Tổng thống Biden còn để cạnh tranh với nhiều cường quốc khác chứ không riêng gì Trung Quốc.

*Nguồn: Politico, Vox, CNN...


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
39 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
26 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
51 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
43 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.