Còn với tình huống trung bình thì thế nào? Theo ILO, tổ chức này ước tính khoảng 13 triệu người, trong đó, 7,4 triệu thuộc các nước có thu nhập cao.
Đây là số tăng thêm so với 188 triệu người thất nghiệp sẵn có trong năm 2019. ILO cũng nhấn mạnh các ước tính này không chắc chắn nhưng nó cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên đáng kể.
Để so sánh, khoảng 22 triệu việc làm đã biến mất trên toàn thế giới giai đoạn 2008 – 2009, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Sự bùng nổ của dịch Covid-19 đã buộc các quốc gia phải hạn chế sự di chuyển, một số trường hợp đã quyết định phong toả, gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
ILO dự kiến người lao động toàn cầu sẽ mất chung từ 860 – 3.400 tỷ USD do thất nghiệp gia tăng. Ngoài ra, tổ chức này còn cảnh báo sự giảm sút về thu nhập sẽ khiến những người lao động bị đẩy vào ngưỡng gần hoặc dưới mức nghèo. Theo tính toán, có thể có hơn 35 triệu người lao động ở mức nghèo trên toàn cầu so với thời kỳ trước đại dịch Covid-19 năm nay.
Ông Guy Ryder, TGĐ ILO nhận định sự bùng phát của coronavirus không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, mà còn là một cuộc khủng hoảng kinh tế và thị trường lao động lớn.
Năm 2008, thế giới hợp tác để xử lý hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đã đẩy lùi được nó. Hiện tại, các quốc gia cũng cần phải làm như vậy – ông Guy Ryder nói.
Các khuyến nghị của ILO để bảo vệ người lao động bao gồm các biện pháp như làm việc từ xa.
Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng bắt đầu hạ lãi suất, nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Còn các chính phủ đã công bố các gói tài chính để hỗ trợ tác động của dịch Covid-19 lên người lao động và doanh nghiệp.