CNBC liệt kê 10 thành phố ở châu Á đối mặt nguy cơ chìm dần, trong đó có 2 thành phố của Việt Nam

23/09/2021 12:32
Biến đổi khí hậu sẽ gây ra ngập lụt cho các khu vực bờ biển trên thế giới. Các thành phố ven biển châu Á đang bị đe dọa hàng đầu.

Theo phân tích toàn diện của các nhà khoa học về khí hậu hàng đầu, các thành phố có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ngập lụt ven biển trong những thập kỷ tới nằm ở châu Á, trong đó các thành phố cảng ở Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.

Các nhà nghiên cứu tại tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), công ty mô hình rủi ro khí hậu RMS và Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu Tyndall cùng các cộng sự, đã trích dẫn 4 yếu tố chính tạo ra mối đe dọa: tình trạng khẩn cấp về khí hậu, đất sụt lún, dân số gia tăng và sự di cư của người dân từ nông thôn lên thành thị.

Mối đe dọa xảy ra khi ban điều hành khí hậu của Liên Hợp Quốc cảnh báo về các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt, với một số thay đổi đã và đang diễn ra, chẳng hạn như mực nước biển tiếp tục dâng, được cho là không thể thay đổi trong nhiều thiên niên kỷ tới.

CNBC đã tổng hợp 10 thành phố châu Á có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ngập lụt ven biển cho đến năm 2070. Những thống kê dựa trên kết quả nghiên cứu sàng lọc toàn cầu về mức độ nguy cơ ngập lụt của các thành phố ven biển lớn nhất thế giới.

Nghiên cứu này đã đánh giá 136 thành phố cảng trên 1 triệu dân và xếp hạng dựa trên dân số chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven biển trong những năm 2070, bao gồm cả biến đổi khí hậu, thay đổi kinh tế xã hội và phản ánh từ những nguy cơ hiện tại.

1. Thiên Tân (Trung Quốc)

Thiên Tân là trung tâm sản xuất và là thành phố cảng quan trọng nhất khu vực miền bắc Trung Quốc. Thành phố Thiên Tân có sông Hải Hà chảy qua và nằm gần cửa biển Hoàng Hải.

Phần lớn thành phố cao hơn mực nước biển chưa đầy 3,5 mét và một số nơi thấp dưới 2 mét. Hải Hà đóng vai trò như một cửa xả nước chính cho Đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn. Từ lâu, Thiên Tân đã phải cố gắng quản lý hệ thống thoát nước một cách cẩn thận. Thành phố này cũng là nơi có nhiều ngành công nghiệp nặng, bao gồm sắt, thép, đóng tàu và hóa chất.

Tính đến năm 2070, sẽ có khoảng 3,79 triệu dân chịu ảnh hưởng của ngập lụt với số tài sản có nguy cơ bị ảnh hưởng là 1.231 tỷ USD.

2. Thượng Hải (Trung Quốc)

CNBC liệt kê 10 thành phố ở châu Á đối mặt nguy cơ chìm dần, trong đó có 2 thành phố của Việt Nam - Ảnh 1.

Thượng Hải là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, cũng là một trong những thành phố quan trọng trên thế giới. Thượng Hải là thủ đô tài chính và là trung tâm công nghiệp quan trọng của đất nước.

Với hơn 27 triệu dân, Thượng Hải có diện tích gấp rưỡi thành phố New York. Đây là nơi có một trong những cảng biển lớn nhất trên thế giới và là trung tâm xuất khẩu quan trọng.

Thượng Hải nằm trên bờ biển phía đông thuộc Hoa Đông, với sông Dương Tử ở phía bắc và vịnh Hàng Châu ở phía Nam. Bản đảo là một khu vực đồng bằng có độ cao trung bình từ 3-5 mét so với mực nước biển.

Theo ước tính, có khoảng 5,45 triệu dân sinh sống ở thành phố đối mặt với nguy cơ ngập lụt đến năm 2070. Số tài sản nằm trong nguy cơ là 1.771 tỷ USD.

3. Quảng Châu (Trung Quốc)

Quảng Châu là một trong những thành phố giao thương quan trọng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, khu vực này đang cố gắng chuyển đổi thành trung tâm công nghệ thông qua quy hoạch tập trung và khuyến khích các công ty khởi nghiệp.

Quảng Châu nằm ở đồng bằng Châu Giang rộng lớn. Đây là một trong những thành phố đông dân cư nhất Trung Quốc, thu hút nhiều người di cư từ khắp nơi.

Tính đến năm 2070, ước tính có 10,33 triệu dân nguy cơ đối mặt với ngập lụt và số tài sản đặt trong nguy cơ là 3.358 tỷ USD.

4. Hải Phòng (Việt Nam)

Thành phố Hải Phòng nằm trên đồng bằng sông Hồng, cách Vịnh Bắc Bộ chỉ 16km và là thành phố cảng quan trọng của Việt Nam. Hải Phòng đang dần trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất quan trọng đối với các công ty nước ngoài. Các công ty trong nước tại Hải Phòng tập trung sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may và các sản phẩm khác.

Theo CNBC, đến năm 2070, ước tính khoảng 4,7 triệu dân sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt và giá trị tài sản bị ảnh hưởng là 334 tỷ USD.

5. Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)

CNBC liệt kê 10 thành phố ở châu Á đối mặt nguy cơ chìm dần, trong đó có 2 thành phố của Việt Nam - Ảnh 2.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam. Nằm cách Biển Đông khoảng 50km, thành phố nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và nằm ngay phía bắc của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ước tính đến năm 2070, sẽ có khoảng 9,22 triệu người dân thành phố Hồ Chí Minh đối mặt với nguy cơ ngập lụt và thiệt hại tài sản là 653 tỷ USD.

6. Bangkok (Thái Lan)

Bangkok là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Thái Lan. Đây cũng là trung tâm thương mại và văn hóa của đất nước.

Bangkok chiếm 1/3 sản lượng sản xuất của đất nước. Mật độ dân số của thành phố cao, nhà ở chủ yếu là các tòa nhà nhỏ và biệt lập. Thành phố nằm trong vùng châu thổ sông Chao Phraya, cách Vịnh Thái Lan khoảng 40km về phía bắc.

Dân số hiện tại của Bangkok là 10,72 triệu người. Sẽ có khoảng 5,14 triệu dân của Bangkok đối mặt với ngập lụt cho đến năm 2070.

7. Yangon (Myanmar)

CNBC liệt kê 10 thành phố ở châu Á đối mặt nguy cơ chìm dần, trong đó có 2 thành phố của Việt Nam - Ảnh 3.

Yangon là thành phố lớn nhất ở Myanmar và là trung tâm thương mại của đất nước. Thành phố này nằm dọc theo bờ đông sông Yangon, được bao quanh bởi đồng bằng thấp.

Thành phố cách biển Andaman 40km về phía Nam. Yangon là nơi có quần thể chùa Shwedagon được tôn sùng trong tín ngưỡng Phật giáo.

Đến năm 2070, 4,97 triệu dân của Yangon sẽ phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, với 172 tỷ USD có nguy cơ bị thiệt hại.

8. Dhaka (Bangladesh)

Dhaka là thủ đô và cũng là thành phố đông dân nhất của đất nước với 21,7 triệu người. Dhaka nằm tại khu vực hợp lưu của hai con sông lớn. Khu vực tàu điện ngầm của thành phố nằm gần 3 con sông nhỏ hơn.

Dhaka được bao bọc bởi đồng bằng rộng và bằng phẳng. Thành phố được công nghiệp hóa mạnh mẽ, sản xuất hóa chất, dược phẩm, điện tử cũng như hàng dệt may truyền thống và đồ trang sức.

Tính đến năm 2070, số dân đối mặt với nguy cơ ngập lụt là 11,14 triệu người và tài sản nguy cơ bị ảnh hưởng là 544 tỷ USD.

9. Kolkata (Ấn Độ)

Trước đây được gọi là Calcutta, thành phố lớn thứ bảy của của Ấn Độ nổi tiếng với những di tích kiến trúc vĩ đại từ thời thuộc địa Anh. Kolkata nằm bên bờ trũng thấp của sông Hooghly và cách Vịnh Bengal chưa đầy 100km về phía bắc.

Một phần ba dân số của thành phố ở trong những khu ổ chuột. Kolkata có mật độ dân số rất cao, với 14,97 triệu người. Tính đến 2070, số dân đối mặt với nguy cơ là 14,01 triệu người.

10. Mumbai (Ấn Độ)

CNBC liệt kê 10 thành phố ở châu Á đối mặt nguy cơ chìm dần, trong đó có 2 thành phố của Việt Nam - Ảnh 4.

Mumbai là thành phố lớn nhất của Ấn Độ và là một trong những đô thị lớn và đông dân nhất thế giới với 20,67 triệu người.

Thành phố này cũng là thủ đô tài chính và trung tâm thương mại của Ấn Độ, biến nơi đây trở thành một trong những thành phố quan trọng về mặt kinh tế trên thế giới.

Thành phố nằm trên một bán đảo được hình thành từ các công trình thoát nước và cải tạo, liên kết các hòn đảo từng bị tách biệt.

Số liệu trích dẫn của CNBC cho thấy, 11,42 triệu dân sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt vào năm 2070 và số tài sản có khả năng bị thiệt hại là 1.598 tỷ USD.

Tham khảo CNBC

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
59 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
24 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
16 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.