CNBC: Mỹ ưu tiên gì trong chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam và Singapore?

20/08/2021 12:13
Việc Phó Tổng thống Mỹ Kalama Harris tới Singapore và Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên của bà tới Đông Nam Á phản ánh rõ rệt ưu tiên của Mỹ với các cơ hội kinh tế và an ninh khu vực.

Theo kế hoạch, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tới Singapore vào ngày 22/8 và tới Việt Nam vào 24/8. Theo CNBC, chuyến thăm của bà Harris tiếp tục khẳng định Tổng thống Mỹ Joe Biden ưu tiên tăng cường vị thế của Mỹ ở châu Á. Việc gia tăng quan hệ với các nước Đông Nam Á là một phần quan trọng của mục tiêu đó, nhất là khi Trung Quốc đang liên tiếp gia tăng ảnh hưởng.

Những cuộc tiếp xúc "dày đặc"

Đông Nam Á là nơi sinh sống của 660 triệu người và là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Khu vực này cũng có tầm quan trọng chiến lược khi bao quanh biển Đông, tuyến đường vận tải biển quan trọng với hàng tỷ nghìn tỷ USD hàng hóa qua lại mỗi năm.

Chuyến công du Việt Nam và Singapore của bà Harris nối tiếp các cuộc tiếp xúc cấp cao của giới chức Mỹ với Đông Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tham dự các cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hồi đầu tháng trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng mới đến Singapore, Việt Nam và Philippines vào cuối tháng 7.

Angela Mancini, chuyên gia phụ trách thị trường châu Á – Thái Bình Dương của Control Risks, cho biết: "So với Chính quyền Tổng thống Donald Trump, ông Biden và nhóm của mình đang thể hiện mong muốn tiếp xúc nhiều hơn với các quốc gia Đông Nam Á".

CNBC: Mỹ ưu tiên gì trong chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam và Singapore? - Ảnh 1.

Theo bà Mancini, khi cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng, Chính quyền Biden nhận thức rõ các nước Đông Nam Á sẽ không chọn phe giữa Mỹ hay Trung Quốc. Chính vì vậy, Nhà Trắng muốn thể hiện cam kết của họ với Đông Nam Á một cách rõ ràng vào bao trùm nhiều vấn đề.

"Chính quyền Biden muốn làm rõ rằng họ hợp tác với Đông Nam Á để giải quyết hàng loạt vấn đề, bao gồm cả Covid-19. Washington cũng sẽ nhấn mạnh rằng những vấn đề đó chỉ có thể giải quyết bằng quan hệ đối tác và sự cam kết của các bên", bà Mancini cho biết.

Trong tuyên bố tháng trước, Mỹ cũng nói rõ chuyến công du của bà Harris tới Singapore và Việt Nam sẽ xoay quanh các vấn đề từ an ninh khu vực, đại dịch Covid-19 tới biến đổi khí hậu.

Ưu tiên của Mỹ ở Đông Nam Á là gì?

Theo bà Mancini, khi bà Harris chon Singapore và Việt Nam cho chuyến công du chính thức đầu tiên đến Đông Nam Á trên cương vị Phó Tổng thống, Mỹ đã thể hiện ưu tiên của mình là các cơ hội kinh tế và an ninh trong khu vực.

Mỹ có quan hệ đối tác quốc phòng với Singapore và cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của quốc gia này. Trong khi đó, quan hệ thương mại giữa Mỹ với Việt Nam ngày càng gia tăng. Việt Nam cũng là quốc gia có tiếng nói phản đối mạnh mẽ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Về mặt kinh tế, thương mại sẽ là cách "tự nhiên nhất" để Mỹ có thể củng cố vị thế ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vấn đề chính trị nội bộ của nước Mỹ lại là hạn chế nghiêm trọng đối với Chính quyền của ông Biden.

Sau khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp ước thương mại quan trọng có sự tham gia của nhiều nước Đông Nam Á. Khi Mỹ rút lui, các nước còn lại vẫn đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018.

CNBC: Mỹ ưu tiên gì trong chuyến công du của Phó Tổng thống Kamala Harris tới Việt Nam và Singapore? - Ảnh 2.

4/11 quốc gia thành viên CPTPP là các nước Đông Nam Á.

Alex Feldman, chủ tịch kiêm CEO của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN, cho biết: "Mỹ khó có khả năng gia nhập CPTPP trong ngắn hạn. Trước đó, TPP đã gặp phải sự phản đối của người Mỹ và rất khó có cơ hội được Quốc hội thông qua".

Tuy nhiên, Mỹ có thể đạt các thỏa thuận về thương mại số với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tiềm năng của hiệp định thương mại số?

Đây là một thỏa thuận tập trung vào nền kinh tế số, đặt ra các quy tắc và tiêu chuẩn về thương mại số giữa các quốc gia tham gia, chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Singapore là một ngôi sao sáng trong số này. Quốc gia nhỏ bé đã đạt thỏa thuận thương mại số với Australia, Chile và New Zealand.

"Chúng tôi nghĩ rằng một thỏa thuận song phương với Singapore sẽ rất có ý nghĩa trong việc thiết lập các quy tắc cho hiệp định thương mại số", Feldman cho hay.

Tuy nhiên, đây có thể không phải con đường bằng phẳng. Deborah Elms, CEO của công ty tư vấn Asian Trade Centre, cho biết: "Mặc dù có những lý do hợp lý để Mỹ theo đuổi và dẫn đầu một thỏa thuận thương mại số nhưng Washington sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các quốc gia khác tham gia".

Thực tế, những thỏa thuận tương tự không phải mới. Chúng được thể hiện trong các sáng kiến số của CPTPP hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực mà Trung Quốc tiên phong.

"Mỹ sẽ cần một cơ sở lý luận rõ ràng và có sức thuyết phục để bắt đầu một thỏa thuận thương mại khác và nó cũng cần tạo ra những giá trị gia tăng cho các thành viên tiềm năng. Nếu không, đó sẽ là những hiệp định mà chẳng có mấy bên tham gia", Elms nhận định.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
3 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.