CNN: Moskva khó tìm được khách mua thay thế nếu EU hoàn toàn "quay lưng" với khí đốt Nga

04/06/2022 09:16
Dù xuất khẩu khí đốt giảm, nhưng Nga vẫn chưa thấy thay đổi đáng kể trong doanh thu do giá năng lượng trên thế giới tăng cao.

CNN: Nga khó tìm khách mua khí đốt thay thế

Theo đài CNN (Mỹ), xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm hơn 25% kể từ tháng 1, tuy nhiên giá năng lượng tăng cao lại giúp nước này tiếp tục thu về nhiều tiền dù lượng khí đốt xuất khẩu bị cắt giảm.

Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom hôm 1/6 cho biết xuất khẩu khí đốt của Nga sang các quốc gia không thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG - bao gồm 11 quốc gia ở Trung Á và Đông Âu) đã giảm gần 28% trong 5 tháng đầu năm 2022.

Tuy nhiên, chuyên gia James Huckstepp từ S&P Global Commodity Insights, phân tích rằng giá khí đốt đã tăng lên mức trung bình 102 USD/MWh vào năm 2022 so với năm ngoái, do đó "Nga sẽ chưa thấy thay đổi đáng kể trong doanh thu từ việc bán khí đốt cho đến khi các hành động cắt giảm tiếp theo được thực hiện".

Mặc dù vậy, EU đang nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, thông qua việc tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cam kết cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Nga tới 66% trước cuối năm nay.

Các quốc gia cũng đang gấp rút lấp đầy các cơ sở dự trữ khí đốt trước mùa đông để tránh những cú sốc nguồn cung thảm khốc có thể xảy ra. EU đã đặt mục tiêu cho các quốc gia thành viên rằng họ cần lấp đầy ít nhất 80% các kho dự trữ vào tháng 11 năm nay.

Đức, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khối EU, phụ thuộc đặc biệt nhiều vào khí đốt của Nga để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp nặng của nước này. Tuy nhiên Berlin đã cố gắng giảm thị phần nhập khẩu khí đốt của Nga từ 55% xuống 35%.

Có thể trong thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa cảm nhận được tác động, theo CNN. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, EU là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga, nhưng giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng vọt đã giúp Moskva tăng doanh thu.

Một số công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đã bắt đầu quá trình mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank để mua được khí đốt của Nga theo quy chế thanh toán bằng đồng rúp.

Thế nhưng, CNN cho rằng khi châu Âu quay lưng lại với khí đốt của Nga trong những tháng tới, Moskva sẽ khó tìm được người mua thay thế. Lí do được CNN đưa ra là khác với dầu mỏ, việc xuất khẩu khí đốt của Nga chủ yếu được vận chuyển qua các đường ống, và có thể mất nhiều năm để xây dựng.

CNN: Moskva khó tìm được khách mua thay thế nếu EU hoàn toàn quay lưng với khí đốt Nga - Ảnh 1.

Quốc gia châu Âu nào phụ thuộc vào khí đốt Nga nhất? Nguồn: CNN

Chuyên gia: Nga đối phó với lệnh cấm vận dầu mỏ ra sao?

Tờ Vedomosti hôm 3/6 trích dẫn nguồn tin trong ngành cho biết: Sản lượng dầu của Nga đã tăng 5% trong tháng trước sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 4.

Cụ thể, sản lượng trong tháng 5 lên tới 10,2 triệu thùng/ngày, tăng từ 10 triệu thùng trong tháng 4, nhưng vẫn giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết sản lượng dầu năm 2022 của Nga có thể giảm xuống còn 480-500 triệu tấn, từ mức 524 triệu tấn trong năm 2021. Tuy nhiên, theo ông Novak, chính phủ Nga dự kiến rằng sản lượng sẽ dần phục hồi khoảng 1 triệu thùng/ngày trong tháng này.

Theo báo cáo của Vedomosti, từ tháng 1 đến tháng 5, các nhà sản xuất dầu của Nga đã tăng sản lượng khoảng 3,5% so với năm ngoái lên 219,9 triệu tấn. Thống kê cho thấy xuất khẩu dầu của Nga tăng gần 13% lên 102,7 triệu tấn, bất chấp việc một số nhà kinh doanh dầu mỏ nước ngoài đang do dự về việc mua dầu thô của Nga do lo ngại về tác động thứ cấp của các lệnh trừng phạt.

Các nhà phân tích cho rằng Nga đã giảm giá dầu của mình để thu hút những khách hàng tiềm năng, và điều này đã có hiệu quả.

Chẳng hạn, xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ đã tăng gần 25 lần trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng dầu xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 6,55 triệu tấn. Về lĩnh vực dầu mỏ, Nga chỉ đứng sau Ả Rập Saudi với tư cách là nhà cung cấp chính cho Trung Quốc.

Các chuyên gia dự đoán rằng các nhà sản xuất Nga sẽ tiếp tục định hướng lại việc xuất khẩu sang thị trường châu Á trong những tháng tới, và điều này sẽ đảm bảo việc sản xuất phục hồi hơn nữa.

Dự báo của Refinitiv cho hay lượng dầu Nga xuất khẩu sang Ấn Độ có thể tăng lên mức kỷ lục 900.000 thùng/ngày, trong khi lượng dầu giao bổ sung cho thị trường Trung Quốc có thể lên tới 400.000 thùng/ngày khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19 và nhu cầu sử dụng nhiên liệu gia tăng.

CNN: Moskva khó tìm được khách mua thay thế nếu EU hoàn toàn quay lưng với khí đốt Nga - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nga sẽ "đóng cửa" hay "mở cửa" với châu Âu?

Đài RT (Nga) dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin hôm 2/6 nhấn mạnh: Moskva sẽ không đóng "cánh cửa đến châu Âu" - thứ mà Sa hoàng Peter Đại đế đã "mở ra" vào đầu thế kỷ 18.

Những cải cách sâu rộng nhằm hiện đại hóa nước Nga và tăng cường kết nối với phần còn lại của châu Âu, cũng như mang lại cho Nga quyền tiếp cận Biển Baltic, là một trong những thành tựu quan trọng của vị hoàng đế đầu tiên của Nga.

Sa hoàng Peter Đại đế cai trị nước Nga từ năm 1682 đến năm 1725 và thành lập thành phố Saint Petersburg với vai trò là "cửa sổ dẫn đến châu Âu" của nước này, do vị trí của nó trên sông Neva chảy vào Vịnh Phần Lan ở phần phía Đông của Biển Baltic.

Hôm 2/6, khi được hỏi liệu "cánh cửa đến châu Âu" có bị đóng lại hay không, ông Peskov cho hay: "Không ai có kế hoạch đóng lại bất cứ thứ gì."

Trước đó, Tổng thống Putinn đã cáo buộc phương Tây đang tìm cách "kìm hãm sự phát triển của Nga", làm suy yếu chủ quyền của nước này và làm suy yếu "tiềm lực công nghiệp, tài chính và công nghệ". Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga trước đó cũng đã nhấn mạnh rằng "trong thế giới hiện đại, chuyện cô lập bất kỳ ai đều là không thể, biệt là một quốc gia khổng lồ như Nga"./.

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
7 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
9 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.