CNN: Vượt mặt Mỹ, Trung Quốc trở thành lực lượng hải quân đông đảo nhất thế giới

08/03/2021 13:54
Hải quân Trung Quốc đã vượt Hải quân Mỹ về số lượng tàu chiến nằm trong biên chế.

Gia tăng số lượng thần tốc

Năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bước lên một tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc. 48 tàu chiến, hàng chục máy bay và hơn 10.000 binh sĩ cùng xuất phát. Ông Tập Cận Bình đã đặt trọng tâm xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh và họ đã làm được, ít nhất nếu xét theo số lượng những con tàu.

Trung Quốc ở giữa một làn sóng đóng tàu mà thế giới chưa từng thấy. Vào năm 2015, ông Tập đã tiến hành một dự án tham vọng nhằm biến Hải quân nước này thành lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới, ngang hàng với Mỹ. Những khoản đầu tư lớn đã được dồn vào các nhà máy đóng tàu và công nghệ, giúp chúng phát triển mạnh mẽ.

Theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI), năm 2015, Trung Quốc có 255 tàu chiến trong hạm đội. Đến cuối năm 2020, nước này đã có tới 360 chiếc, nhiều hơn 60 chiếc so với Hải quân Mỹ. ONI dự báo trong 4 năm nữa, Hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 400 chiến hạm trong lực lượng của mình.

CNN: Vượt mặt Mỹ, Trung Quốc trở thành lực lượng hải quân đông đảo nhất thế giới - Ảnh 1.

"Lực lượng tác chiến của Hải quân Trung Quốc đã tăng hơn gấp 3 lần chỉ trong vòng 2 thập kỷ. Sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang chế tạo lực lượng tác chiến mặt nước hiện đại, tàu ngầm, tàu sân bay, máy bay chiến đấu hải quân, tàu tấn công đổ bộ, tàu ngầm tên lửa đạn đạo, tàu tuần duyên cỡ lớn và tàu phá băng vùng cực với tốc độ đáng báo động", một báo cáo hồi tháng 12 của quân đội Mỹ cho biết.

Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc của Đại học Hải quân Hoa Kỳ, cho biết, Trung Quốc không biên chế những con tàu tệ hại. Thay vào đó, ngành công nghiệp đóng tàu của họ ngày càng tinh vi và thực sự có thực lực. Thậm chí, nhiều tàu của Trung Quốc còn tốt hơn một số chiến hạm thế hệ cũ nhưng vẫn đang được biên chế của Hải quân Mỹ.

Vị thế của Mỹ có lung lay?

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc có 400 tàu vào năm 2025, điều đó cũng không có nghĩa là Hải quân Mỹ sẽ đánh mất vị thế cường quốc hải quân số 1 của mình. Theo biên chế, Hải quân Mỹ có 330.000 người, cao hơn so với 250.000 của Trung Quốc. Mỹ cũng vượt trội với số lượng lớn các tàu tải trọng khủng, các vũ khí tối tân cũng như hệ thống chiến đấu vượt trội.

Thực tế, Mỹ có 9.000 bệ phóng tên lửa hành trình được đặt trên các tàu chiến trong khi Trung Quốc chỉ có 1.000 chiếc. Hạm đội tàu ngầm tấn công của Mỹ lên tới 50 chiếc vận hành bằng năng lượng hạt nhân, điều giúp chúng có lợi thế đáng kể về tầm hoạt động và sức bền so với hạm đội tàu của Trung Quốc. Bắc Kinh chỉ có 7 tàu ngầm hạt nhân.

CNN: Vượt mặt Mỹ, Trung Quốc trở thành lực lượng hải quân đông đảo nhất thế giới - Ảnh 2.

Trong khi đó, Mỹ vượt trội hơn hẳn so với Trung Quốc về khả năng tác chiến trên biển của các tàu sân bay. Trung Quốc hiện tại chỉ mới có 1 chiếc trong biên chế trong khi Mỹ có hơn 10 chiếc. Đó là chưa kể tới lớp tàu đổ bộ tấn công của Mỹ với khả năng triển khai các chiến đấu cơ được phát triển riêng biệt cho chúng, trong đó có cả F-35.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận khả năng đóng tàu của Trung Quốc, khi nước này chiếm tới 40% thị trường đóng tàu toàn cầu nếu tính theo tải trọng. Điều đó có nghĩa là khi có biến cố, các xưởng đóng tàu dân sự của Trung Quốc có thể nhanh chóng chuyển sang sửa chữa hoặc đóng mới các tàu quân sự. Đó là điều mà không quốc gia nào có thể coi thường.

Để dễ hình dung, một số liệu cho thấy Trung Quốc đóng nhiều tàu hơn trong 2019 (năm không chiến tranh" so với tổng số lượng tàu Mỹ đóng trong giai đoạn 1941-1945, thời điểm chiến tranh thế giới đang trở nên cam go và ác liệt trên tất cả các đại dương.

Từ năm 2014-2018, Trung Quốc đã hạ thủy nhiều tàu ngầm, tàu chiến, tàu đổ bộ và tàu hậu cần hơn so với số tàu hiện đang được biên chế trong lực lượng Hải quân Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh.

"Với tốc độ đóng tàu hiện nay của Trung Quốc cùng với những tiến bộ về công nghệ, tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ chuyển từ một lực lượng phòng thủ bờ biển sang xu hướng toàn cầu. Bắc Kinh cũng đang xây dựng một lượng lượng hải quân tầm cỡ thế giới với tốc độ phát triển hiện tại", Thomas Shugart, chuyên gia hải quân, cho biết.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh phát triển các loại tàu nhỏ hay tàu ngầm chạy động cơ điện-diesel, vốn rất hữu ích khi hoạt động ở những vùng biển xung quanh lãnh thổ quốc gia này. Trong khi đó, Mỹ có rất ít tàu tác chiến ven bờ trong khi có rất nhiều các loại tàu lớn đủ khả năng hoạt động trên quy mô toàn cầu.

Những loại tàu này tưởng như chỉ phục vụ mục đích phòng vệ của Trung Quốc nhưng thực chất, chúng lại khá gây tổn hại cho vị thế của nước Mỹ. Khi Hải quân Trung Quốc có thể chiếm ưu thế ở biển Đông, biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan, Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bảo vệ các đồng minh như như Philippines, Nhật Bản hay đảo Đài Loan. Điều này khiến liên kết hàng hải mà Mỹ xây dựng bị cắt đứt.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng phát triển rất nhiều tên lửa chống hạm cũng như các hệ thống vệ tinh để điều hướng thứ vũ khí này. Điều đó mang lại cho Trung Quốc sức mạnh vượt trội trong trường hợp xung đột xảy ra gần bờ biển của họ.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
31 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
6 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.