“CNTT không phải là yếu tố cốt lõi của nông nghiệp công nghệ cao”

01/07/2020 12:26
Chủ tịch Misa Lữ Thành Long cho rằng 6 yếu tố cốt lõi trong nông nghiệp công nghệ cao là giống, phân bón, đất, nước, am hiểu chu kỳ sinh trưởng của cây. CNTT chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho các yếu tố này.

Gần đây, khi ICTnews triển khai loạt bài về nông nghiệp thông minh tại Việt Nam đã nhận được nhiều bình luận, chia sẻ của các chuyên gia, doanh nghiệp… về vấn đề này. Đây là chủ đề rất thiết thực cần được đông đảo xã hội quan tâm để tìm ra con đường, mô hình phù hợp nhất cho nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4.0. ICTnews xin chia sẻ bài viết của Chủ tịch Misa Lữ Thành Long chia sẻ góc nhìn cá nhân về cách làm nông nghiệp công nghệ cao.

"Tôi sinh ra ở vùng nông thôn quanh năm làm nông nghiệp thế mà từ bé chả biết trồng cây, trồng cối gì cả. Đùng một cái cách đây 5 năm Việt Nam rộ lên khái niệm về Nông nghiệp công nghệ cao. Vậy là tôi khăn gói quả mướp cùng đoàn doanh nghiệp trẻ lên đường sang Israel tìm hiểu.

Trước khi đi tôi cũng dành mấy tuần đọc về nông nghiệp công nghệ cao. Sang Israel lại được thực mục sở thị thăm nhiều hợp tác xã (Kibbutz), farm về nông nghiệp công nghệ cao. Với kiến thức khá nông cạn, tôi lờ mờ nhận thấy để nông nghiệp có năng suất cao và chất lượng tốt thì có 6 yếu tố tác động như sau:

Thứ nhất, đó là giống tốt. Vì vậy, phải có công nghệ lai tạo hoặc biến đổi gen để tạo được giống tốt (kiểu như nho không hạt hay sầu riêng hạt lép), năng suất cao và có khả năng kháng sâu bệnh. Hiện Mỹ đang dẫn đầu thế giới về công nghệ giống cây.

Thứ hai, phân bón phải tốt, phải tạo ra được nhiều loại phân khác nhau: cái bón lá, cái bón rễ và thích hợp với các loại cây khác nhau, thích hợp với các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây. Hiện Hà Lan dẫn đầu thế giới về phân bón cho cây trồng.

Thứ ba, thuốc trừ sâu phải tốt. Phải tạo được loại thuốc trừ sâu có khả năng diệt loại sâu bệnh có hại mà không diệt các loài khác. Đồng thời không có hại cho người cũng như cho chính cái cây. Nhìn chung rau nào sâu nấy nên có vô số loại thuốc trừ sâu khác nhau. Mỹ vẫn đang là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực này.

Thứ tư, đất phải tốt. Đây chính là sự am hiểu về loại thổ nhưỡng khác nhau phù hợp với mỗi loại cây khác nhau. Nhìn chung "món này" nông dân ở đâu cũng giỏi. Chỉ khác ở chỗ ở Mỹ hay các nước họ mua đất và trộn phân và các thành phần thích hợp rồi rải ra trồng chứ không phải cải tạo đất như Việt Nam.

Thứ năm, nước phải tốt. Tuy nhiên, ở sa mạc nước đắt và hiếm nên Israel sáng tạo ra tưới nhỏ giọt. Còn tại Việt Nam tưới bằng vòi hay tưới bằng tay thoải mái vì chúng ta không khan hiếm nước như sa mạc.

Thứ sáu, phải am hiểu về chu kỳ sinh trưởng của cây. Cái này nhìn chung các nhà công nghệ thường cắp sách đi học nông dân, điểm khác nhau chỉ là họ tổng hợp và làm tài liệu đào tạo rành mạch rõ ràng hơn thôi.

Israel giỏi nhất là chế ra hệ thống tưới tự động, tự pha phân bón để tưới cùng nước và làm phần mềm, quy trình trồng một số rau quả. Tuy nhiên ở Việt Nam, tôi nghĩ không cần thiết vì lao động nhiều và giá rẻ.

Theo suy nghĩ của tôi chỉ có 3 yếu tố đầu tiên là giống, phân bón và thuốc trừ sâu liên quan tới bí kíp công nghệ. Từ đó, nó sẽ quyết định ai làm nông nghiệp công nghệ cao, ai làm nông nghiệp công nghệ thấp.

Việc dồn điền đổi thửa, bản đồ thổ nhưỡng, tưới tiêu tự động, rồi drone bay lên tìm kiếm sâu bệnh phun thuốc,... chỉ mang tính hỗ trợ cho nông nghiệp công nghệ cao mà thôi. Các công ty CNTT không hiểu nhiều về nông nghiệp công nghệ cao nên chỉ quan tâm đến khía cạnh thiết bị tưới tiêu hay phần mềm. Những thứ đó không phải là cốt lõi của nông nghiệp công nghệ cao".

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
7 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
2 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
2 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
3 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.