Tăng trưởng toàn cầu sau đó giảm nhẹ xuống 3,6% trong khoảng từ năm 2021 đến năm 2024. Giá trị nền kinh tế thế giới cũng sẽ vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
Bloomberg sử dụng các tham chiếu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng như các tính toán theo đơn vị sức mua tương đương để phân tích các quốc gia đóng góp như thế nào cho sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Bảng dưới đây cho chúng ta thấy 20 quốc gia có đóng góp tích cực nhất cho nền kinh tế thế giới giai đoạn 2018 - 2019.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc được cho là duy trì ở mức thấp, và sẽ thấp hơn tốc độ tăng trưởng của Mỹ vào năm 2040 theo các tham chiếu dài hạn cung cấp bởi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), nhưng nước này vẫn là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng GDP toàn cầu. Trung Quốc sẽgiữ khoảng cách khá xa so với các quốc gia đứng sau trong ngắn hạn. Tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc ước tính tăng từ 27,2% lên 28,4% vào năm 2023.
Mỹ vẫn được kỳ vọng là quốc gia có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng toàn cầu nhưng tỷ lệ này sẽ giảm sút khi tốc độ tăng trưởng GDP lan tỏa ra các quốc gia khác. Và dĩ nhiên, các quốc gia này sẽ đạt được “miếng to hơn” trong “chiếc bánh” GDP toàn cầu. Tỷ lệ đóng góp của Mỹ cho tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm từ 12,9% xuống 8,5% vào năm 2023.
Trong khi đó, Ấn Độ vẫn khẳng định được vị trí thứ 2. Tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng toàn cầu của quốc gia này ước tính sẽ tăng 3%, từ 13% lên 16%. Indonesia sẽ đóng góp 3,7% và đứng ở vị trí thứ 4. Brazil là quốc gia cuối cùng hình thành nhóm 5 nước có đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng GDP toàn cầu.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất phải nhường lại vị thế cho các quốc gia mới trỗi dậy như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Bangladesh. Các quốc gia G7 như Nhật Bản, Đức, Italia và Canada dự kiến có đóng góp ít hơn cho tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.