Cố dấn thân vào ngành ngân hàng, Trầm Bê liên tục hầu tòaicon

Vốn là trùm buôn gỗ, phất lên nhờ bất động sản, nhưng cuối cùng, ông Trầm Bê lại "ngã ngựa" khi cố dấn thân vào giới tài phiệt ngân hàng.

Vốn là trùm buôn gỗ, phất lên nhờ bất động sản, nhưng cuối cùng, ông Trầm Bê lại "ngã ngựa" khi cố dấn thân vào giới tài phiệt ngân hàng.

Mặc dù đang chấp hành bản án 4 năm tù  trong “đại án” Phạm Công Danh (gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB), nhưng ông Trầm Bê tiếp tục bị truy tố do tiếp tay cho “siêu lừa” Dương Thanh Cường khiến ngân hàng Phương Nam mất hơn 330 tỷ đồng.

Đại gia Nam Bộ

Cố dấn thân vào ngành ngân hàng, Trầm Bê liên tục hầu tòa
Ông Trầm Bê được biết đến như một đại gia của Việt Nam. (Ảnh: Thanh niên)

Ông Trầm Bê (SN 1959) là người Việt gốc Hoa, là anh cả trong gia đình nghèo có 4 anh em tại Trà Vinh. Muốn gia đình thoát khỏi cái đói, ông dấn thân vào kinh doanh gỗ. Trải qua bao khó khăn, chinh chiến chốn thương trường, ông gặt hái thành công đầu tiên từ công ty Chế biến lâm sản Đông Anh.

Sau 10 năm gắn bó với ngành kinh doanh gỗ, Trầm Bê bắt tay vào đầu tư ngành địa ốc bằng việc góp 13% vốn vào công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), với chức vụ thành viên HĐQT (1999).

Vào thị trường đúng thời điểm bùng nổ, với 10 năm kinh nghiệm, công ty của ông Trầm Bê vượt qua được những thời kỳ đen tối nhất, đạt mức tăng trưởng tới 36% trong năm tài chính 2009-2010, dù giới buôn bất động sản khi đó “lên bờ, xuống ruộng”.

Ngoài bất động sản, ông Trầm Bê còn sở hữu một trong những bệnh viên đa khoa có quy mô lớn là bệnh viện Triều An và Công ty chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn.

Dù giàu có, kinh doanh đa lĩnh vực, nhưng tên tuổi của vị đại gia này ít được biết đến. Chỉ đến khi vụ con trai của ông là Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc, đòi chuộc 10 triệu USD vào năm 2005 thì gia thế khủng của ông mới dần được hé lộ.

Cuối năm 2012, tên tuổi của vị đại gia lại nổi lên do liên quan đến vụ trộm sừng tê giác trị giá 4 tỷ đồng ngay tại nhà ông ở Trà Vinh. Trước nhiều lùm xùm, khối tài sản thực của vị đại gia vẫn khiến nhiều người tò mò.

Bắt đầu đón sóng gió

Không chịu ngồi yên với những lĩnh vực kinh doanh hiện có, năm 2004, ông Trầm Bê dấn thân sang ngành ngân hàng. Vị doanh nhân tuổi Kỷ Hợi tham gia đầu tư và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của ngân hàng Phương Nam (SouthernBank). 

Khi thành công với SouthernBank, Trầm Bê bắt tay vào việc thâu tóm ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank). 

Ngày 13/8/2015, ngân hàng Nhà nước đã đồng ý cho 2 ngân hàng SouthernBank và Sacombank sát nhập lại.

Ngày 1/10/2015, SouthernBank và Sacombank đã hoàn thành các thủ tục sáp nhập theo quy định pháp luật. Cái tên ngân hàng Phương Nam chính thức bị xóa bỏ.

Sacombank tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của SouthernBank và trở thành ngân hàng lớn thuộc tốp 5 tại Việt Nam với tổng tài sản gần 300 nghìn tỷ đồng.

Và chỉ sau quý đầu tiên sau khi Trầm Bê thâu tóm và thực hiện sáp nhập SouthernBank vào Sacombank, Sacombank bắt đầu tụt dốc. 

Những lùm xùm thương vụ sáp nhập của Sacombank khiến ông Trầm Bê phải dứt áo ra đi. Cá nhân ông Trầm Bê, một doanh nhân không có chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng, chính thức "ngã ngựa" do có những sai phạm liên quan trong đại án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh).

Tháng 8/2017, ông Trầm Bê bị bắt khi ông đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng tín dụng, phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank.

Vướng vòng tù tội, lĩnh 4 năm tù

Cố dấn thân vào ngành ngân hàng, Trầm Bê liên tục hầu tòa
Trầm Bê và Phạm Công Danh tại tòa. (Ảnh: Đại đoàn kết)

Kết luận điều tra thể hiện, tháng 4/2013, ông Trầm Bê đã trực tiếp gặp, bàn bạc, thống nhất cho  Danh vay 1.800 tỷ đồng; yêu cầu Danh dùng tiền của VNCB để bảo lãnh cho khoản vay, sau đó chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực hiện việc cho vay.

Khi cho vay, Trầm Bê biết rõ Danh là chủ tịch VNCB, đối tượng mà theo quy định tại luật Các tổ chức tín dụng, không được phép dùng tiền của VNCB để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho mình. Thế nhưng vì lợi ích của ngân hàng mình, các bị cáo vẫn cố ý bỏ qua các quy định, tạo điều kiện để bị cáo Danh vay tiền, dẫn đến VNCB bị thiệt hại 6.000 tỷ đồng.

Ngày 6/8/2018, Trầm Bê bị TAND TP.HCM tuyên phạt 4 năm tù về tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Tiếp tục bị truy tố

Đang chấp hành bản án 4 năm tù trong “đại án” Phạm Công Danh nhưng ông Trầm Bê tiếp tục bị truy tố do tiếp tay cho “siêu lừa” Dương Thanh Cường (cựu Tổng giám đốc Công ty CP xây dựng và thương mại Bình Phát) khiến ngân hàng Phương Nam mất hơn 330 tỷ đồng.

Với tội danh Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng vừa bị truy tố, “đại gia” Trầm Bê tiếp tục đối mặt với khung hình phạt từ 12-20 năm tù.

Theo cáo trạng truy tố Trầm Bê được ban hành vào tháng 4/2020, năm 2008, ông Trầm Bê cùng các thuộc cấp đã ký duyệt hồ sơ giải ngân cho công ty của Dương Thanh Cường vay đối với tài sản thế chấp là đất nông nghiệp, hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện, đồng thời giải ngân cho công ty của Cường trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, gây thiệt hại lớn. Cơ quan tố tụng cho rằng, ông Trầm Bê cùng các bị can khác phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thiệt hại 331 tỷ đồng.

Đến cuối đời, thay vì  hưởng thụ những thành quả cả đời tích góp được, ông Trầm Bê lại "ngã ngựa" khi cố dấn thân vào giới tài phiệt ngân hàng - lĩnh vực ông chỉ được xem như kẻ tay ngang. Giờ đây, ông sắp phải đối mặt với phiên tòa xét xử mình về tội danh Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng...

(Theo ĐS & PL)

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
19 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
44 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
17 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
40 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
1 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.