Cổ đông Hàn thoái lui, chủ mới sân golf Sky Lake là ai?

14/06/2022 09:27
Đồng thời với việc nắm cổ phần chi phối, nhóm cổ đông mới cũng chiếm đến 3/4 ghế trong HĐQT DK ENC Việt Nam - chủ đầu tư dự án Sky Lake Golf & Resort Club.

Sân golf Sky Lake Golf and Resort Club nằm ở khu vực hồ Văn Sơn, thuộc các xã Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến, Nam Phương Tiến của huyện Chương Mỹ, với diện tích khoảng 1.923.591,4m2, trong đó, khu sân golf 36 lỗ có diện tích khoảng 1.380.560m2 (tỷ lệ 76,6%).

Với diện tích lớn, Sky Lake Golf and Resort Club hiện được đánh giá là sân golf 36 lỗ tốt nhất quanh TP. Hà Nội với tầm nhìn đẹp và chất lượng sân cỏ đạt đẳng cấp thế giới.

Theo tìm hiểu, chủ đầu tư Sky Lake Golf and Resort Club là Công ty TNHH DK ENC Việt Nam (thành lập tháng 10/2008). Ban đầu, đây là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, với 2 cổ đông là ông Jang Chin Hyuk (93,42%) và Công ty TNHH DK ENC (Hàn Quốc - 7,58%); vốn điều lệ là 105,6 tỷ đồng.

Đến tháng 11/2019, vốn điều lệ công ty đạt gần 435,3 tỷ đồng. DK ENC Việt Nam về cơ bản đã đổi chủ khi DK ENC và ông Jang Chin Hyuk đều giảm tỷ lệ sở hữu xuống lần lượt 1,839% và 44,264%.

Đáng chú ý, phần 53,898% vốn còn lại (tính tới tháng 4/2019) được nắm bởi 3 cổ đông người Việt là bà Nguyễn Thị Minh Phượng (SN 1981), ông Lê Việt Anh (SN 1986) và ông Đinh Minh Hùng (SN 1985) với cùng tỷ lệ sở hữu 17,966%.

Không chỉ nắm cổ phần, 3 cá nhân trên cũng tham gia và đóng vai trò Thành viên HĐQT DK ENC Việt Nam. Trong khi đó, ông Jang Chin Hyuk (SN 1964) vẫn là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty.

Các cá nhân trên đều có nhiều liên hệ, đứng tên tại nhiều doanh nghiệp trong hệ thống của MIK Group. Đơn cử, bà Nguyễn Thị Minh Phượng từng là cổ đông sáng lập góp 11% vốn tại CTCP Hải Dương Giang Biên, ông Lê Việt Anh đóng vai trò là Người đại diện theo pháp luật Công ty TNHH Thương mại Trường Sa và Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Terra Capital.

Không chỉ MIK Group, tại dự án sân golf hàng đầu khu vực phía Bắc còn đó bóng dáng của một tập đoàn tư nhân đình đám khác - là Masterise Group.

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Sơn được thành lập ngày 11/1/2019, thì chỉ 3 ngày sau, ngày 14/1/2019 đã ký thoả thuận hợp tác kinh doanh cấu phần “xây dựng khách sạn, biệt thự cho thuê và Trung tâm công cộng, dịch vụ” thuộc Sky Lake Golf and Resort Club.

Quyền và lợi ích phát sinh từ thoả thuận hợp tác này ngay sau đó đã được Dịch vụ Vân Sơn mang thế chấp tại VPBank.

Tính đến tháng 12/2021, vốn điều lệ của Dịch vụ Vân Sơn đạt 80 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm các cá nhân Hồ Anh Minh (18,3%), Kim Ngọc Mỹ Linh (18,3%), Bùi Thị Tỵ (45,1%), Nguyễn Thị Hoa (18,3%).

Trong đó, ông Hồ Anh Minh là con trai ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank, pháp nhân có nhiều liên hệ với Masterise Group. Du lịch Vân Sơn từng có Chủ tịch HĐTV kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Bùi Thị Hải Hà - một mắt xích quan trọng khác trong hệ sinh thái Masterise Group.

DK ENC Việt Nam kinh doanh ra sao?

Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần DK ENC Việt Nam tăng từ 94 tỷ đồng lên 149 tỷ đồng, biên lãi gộp các năm đạt khoảng 40%.

Tuy vậy, sau khi trừ đi các chi phí, doanh nghiệp này lỗ trong 3 năm liên tiếp. Cụ thể, công ty lỗ 5,5 tỷ đồng năm 2016; lỗ 42,6 tỷ đồng năm 2017; lỗ 74,7 tỷ đồng năm 2018 và phải tới năm 2019 mới thoát lỗ.

Việc lỗ trong nhiều năm đã đẩy vốn chủ sở hữu công ty chỉ còn 1,1 tỷ đồng năm 2016; thậm chí xuống mức -41,5 tỷ đồng năm 2017. Nhờ việc tăng vốn điều lệ mạnh giai đoạn 2018-2019 (tăng từ 105 tỷ đồng lên 435,3 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu công ty mới dương trở lại với năm 2018 đạt 215 tỷ đồng, năm 2019 là 228 tỷ đồng.

Tổng tài sản công ty tại ngày 31/12/2019 là 1.377 tỷ đồng, tăng 13,2% so với số đầu năm. Nợ phải trả 1.149 tỷ đồng, tăng 15% và chiếm 83,4% tổng nguồn vốn.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
23 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
10 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
35 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
27 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.