Cổ đông lập DN 144 nghìn tỷ: 'Tôi làm gì có tiền, ăn còn không đủ!'icon

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, bà Phương - một cổ đông sáng lập doanh nghiệp siêu "khủng" cho biết: “Tôi có biết gì đâu, tôi chưa góp vốn đồng nào. Tôi làm gì có tiền, ăn còn chẳng đủ”.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, bà Phương - một cổ đông sáng lập doanh nghiệp siêu "khủng" cho biết: “Tôi có biết gì đâu, tôi chưa góp vốn đồng nào. Tôi làm gì có tiền, ăn còn chẳng đủ”.

Như đã đưa tin, theo Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 1 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đăng ký bình quân doanh nghiệp thành lập mới tháng 1/2020 đã tăng đột biến vì một doanh nghiệp mới lập với số vốn 144.000 tỷ đồng (tương đương gần 6,5 tỷ USD).

Với quy mô vốn điều lệ như trên, doanh nghiệp này vượt qua nhiều doanh nghiệp “khủng" hiện nay như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) (121.520 tỷ đồng); Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (117.175 tỷ đồng)...

Cổ đông lập DN 144 nghìn tỷ: 'Tôi làm gì có tiền, ăn còn không đủ!'
Doanh nghiệp đăng ký vốn khủng tại huyện Hoài Đức, Hà Nội.

Thậm chí, vốn điều lệ của doanh nghiệp này còn lớn hơn cả tổng vốn điều lệ của “big four” - 4 ngân hàng lớn nhất nước là Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank cộng lại.

Điều đáng ngạc nhiên, khác với suy nghĩ của nhiều người về quy mô tầm vóc một doanh nghiệp “siêu khủng", địa điểm đăng ký kinh doanh của công ty này là ngôi nhà nhỏ sơn màu xanh nằm trong xóm.

Chủ nhân ngôi nhà là bà Kim Thị Phương, một trong ba cổ đông sáng lập công ty có vốn góp 43.200 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ sở hữu 30% vốn.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, bà Phương cho biết: “Tôi có biết gì đâu, tôi chưa góp vốn đồng nào. Tôi làm gì có tiền, ăn còn chẳng đủ”.

Trả lời câu hỏi vì sao không biết vẫn đứng tên mở công ty, bà Phương phân trần: Mình nghĩ đơn giản, không ảnh hưởng gì. Vì có tiền đâu, có góp đồng nào đâu. Nhà tôi ăn bữa nọ chạy bữa kia, ruộng vườn thì không có, lãi vay trả đều đều.

Kể về hai “cộng sự” còn lại rủ lập công ty vốn trăm nghìn tỷ, bà Phương cho biết ông Phong làm công ty gỗ, còn ông Sơn cũng đi buôn nước khoáng. Qua lời kể của bà Phương thì cả hai người này cũng đều "không có tiền".

Bà Phương cũng chia sẻ thấy “sợ quá vì tự nhiên bao người hỏi”, cùng với đó là số vốn nghe rất lớn nên sẽ tính việc rút tên khỏi công ty.

Bà Phương cho hay lâu nay vẫn làm kinh doanh nước khoáng. Trong cuộc trò chuyện, bà liên tục kể về công dụng nước khoáng từ trường mình đang làm đại lý phân phối.

Cổ đông lập DN 144 nghìn tỷ: 'Tôi làm gì có tiền, ăn còn không đủ!'
Bà Kim Thị Phương, một trong 3 cổ đông góp vốn siêu doanh nghiệp vốn đăng ký 144 nghìn tỷ đồng.

“Tôi có biết cái gì vụ kia đâu. Mình có phải góp vốn đâu mà lo, già rồi còn mở công ty sao được. Nếu họ bảo phải đóng 100 triệu vào đây, thì ai dám ký. Còn giờ có mất cái gì của mình đâu. Cứ nói mồm thế, làm được thì làm, chẳng được thì thôi. Chắc các ông ý kêu gọi đầu tư thế nào ấy, chứ làm gì đứa nào có đồng nào. Chúng nó rủ 3 chị em mình mở công ty thì tôi cũng nghe, nhưng không xác định làm gì ở đây”, bà Phương nói.

Theo tìm hiểu, Công ty mà Phương tham gia góp vốn có tên tiếng Việt là Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (viết tắt là USC Interco.,JSC). Công ty chỉ vừa mới thành lập hơn 1 tháng (17/1/2020), trụ sở chính tại số 10, ngõ 234 đường Thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, chưa có website chính thức.

Thông tin trên cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho thấy, đây là một công ty đa ngành với hoạt động kinh doanh khá dàn trải, từ xây dựng cho đến lắp đặt, môi giới đấu giá hàng hoá, bán buôn đồ dùng gia đình, vận tải; tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, quyền sử dụng đất… cho đến giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, hoạt động bệnh viện. Trong đó, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất.

Cổ đông lập DN 144 nghìn tỷ: 'Tôi làm gì có tiền, ăn còn không đủ!'
Hình ảnh bất ngờ về trụ sở DN đăng ký vốn 144.000 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, với số vốn điều lệ “khủng” như trên nhưng doanh nghiệp này chỉ có 3 cổ đông sáng lập và đều là cá nhân.

Cụ thể, cổ đông thứ nhất có tên Kim Thị Phương (địa chỉ tại Thị trấn Phùng, Đan Phượng, TP Hà Nội) góp 43.200 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ sở hữu 30% vốn.

Cổ đông thứ hai là Nguyễn Hoàn Sơn (địa chỉ tại Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) góp 57.600 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ sở hữu là 40% vốn.

Và cổ đông thứ ba là Trần Gia Phong (địa chỉ tại xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) góp vốn 43.200 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ sở hữu 30% vốn. Cổ đông này cũng là người đại diện theo pháp luật và giữ chức danh giám đốc của công ty. Theo giới thiệu thì ông Trần Gia Phong sinh năm 1979 và hiện đang trú tại địa chỉ đăng ký nói trên.

Theo Luật Doanh nghiệp, các cổ đông có thời hạn 90 ngày để thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn số cổ phần này. Trong trường hợp các cổ đông không thanh toán hoặc thanh toán không đủ, công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số cổ phần được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán.

(Theo Dân trí)

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
4 giờ trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
4 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
5 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
5 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
9 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
1 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
1 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.