Co-founder Homebase: 'Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới'

28/10/2021 18:42
Làm thế nào để thế hệ trẻ với mức lương trung bình có thể sở hữu một căn nhà cho riêng mình, khi giá nhà liên tục leo thang suốt thời gian qua? Trí thức trẻ đã có buổi trò chuyện với Phillip An, đồng sáng lập startup Homebase về vấn đề này.

Một lần, sau khi tham gia chương trình tăng tốc giai đoạn đầu ở Singapore, Phillip An đã gặp JunYuan Tan (người Singapore). Tại đây, khi nghe câu chuyện của JunYuan về những cái khó của mình, cũng như hầu hết các bạn trẻ Việt Nam trong việc sở hữu một căn nhà, Phillip An đã rủ JunYuan thành lập Homebase – một mô hình khởi nghiệp công nghệ trong lĩnh vực bất động sản (proptech).

Co-founder Homebase: Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới - Ảnh 1.

Phillip An (bên trái) và JunYuan Tan

Phillip An là người Trung Quốc, sinh ra ở Nội Mông Cổ. Năm 5 tuổi, gia đình anh đã chuyển đến Mỹ sinh sống. Anh tốt nghiệp đại học ngành Khoa học máy tính ở Viện Công nghệ California (Caltech), rồi học MBA tại đại học danh giá nhất thế giới Đại học Harvard. Anh từng làm việc tại ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs trong 1 năm. Năm 2017, anh làm tư vấn quản lý tại McKinsey.


Co-founder Homebase: Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới - Ảnh 3.

Homebase hoạt động như thế nào, và đâu là điểm khác biệt lớn nhất so với các nền tảng proptech khác?

Homebase là một mô hình proptech. Tầm nhìn của chúng tôi đơn giản là cung cấp những giải pháp đầu tư cho người mua nhà, kết hợp với công nghệ để giúp họ đạt được mục tiêu sở hữu nhà đất.

Sản phẩm đầu tiên của chúng tôi tập trung vào phương án thay thế hình thức vay thế chấp truyền thống. Bạn biết đấy, rất nhiều người mua nhà ở Việt Nam phải đối mặt với khó khăn trong việc xin cấp vốn, nhất là khi các công cụ hỗ trợ tài chính vẫn chưa phát triển toàn diện.

Về cách thức hoạt động, Homebase sẽ hợp tác với khách hàng để mua nhà. Khách hàng sau đó trả góp hàng tháng, và theo thời gian, mỗi tháng họ sẽ tích luỹ phần góp của mình.

Sau này, khách hàng có thể chọn mua lại ngôi nhà hoàn toàn, hoặc bán lại ngôi nhà đó. Nếu họ muốn bán, chúng tôi sẽ bán trên thị trường mở. Số tiền thu được sẽ chia dựa trên số đóng góp của các bên.

Điều làm chúng tôi khác biệt có lẽ là việc chúng tôi cùng đồng hành với khách hàng trong suốt hành trình sở hữu nhà. Từ những bước định giá tài sản ban đầu, đến xem xét sổ đỏ, thực hiện các thủ tục pháp lý… để đảm bảo rằng ngôi nhà mà hai bên đang đầu tư hoàn toàn uy tín.

Có vẻ như mô hình này đang tập trung vào những người trẻ, cụ thể là thế hệ millennials. Vậy liệu có rủi ro không khi tiềm lực tài chính của họ nhìn chung vẫn chưa đủ lớn?

Tôi nghĩ về cơ bản, đúng là mô hình đang tập trung phục vụ nhiều bạn trẻ. Bởi thực tế, sở hữu một căn nhà đối với những người trẻ tuổi ở Việt Nam là tương đối khó khăn. Đương nhiên ở nhiều nơi trên thế giới, điều này cũng rất khó khi giá nhà ngày càng tăng mạnh.

Các sản phẩm chúng tôi đưa ra cho phép hai bên cùng đầu tư. Khách hàng không phải trả cho chúng tôi với tỷ lệ quá cao, nhưng bù lại, nếu giá nhà tăng lên, thì hai bên cũng chia sẻ lợi ích. Đó là lý do chúng tôi phải chọn những căn nhà có giá trị tăng lên, vì chúng tôi cũng đầu tư vào đấy.

Co-founder Homebase: Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới - Ảnh 4.

Là người theo dõi thị trường bất động sản thường xuyên, anh có thể cho biết vì sao giá bất động sản thời gian vừa qua lại tăng nóng, bất chấp dịch COVID-19? Và như thế có phải cơ hội sở hữu nhà của thế hệ millennial có ngày càng khó hơn?

Giá nhà chắc chắn đã tăng đáng kể trong giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên, nếu nhìn vào dữ liệu và xem xét kỹ những phân khúc nào tăng nhiều nhất, thì thực ra đó là phân khúc hạng sang, phân khúc siêu siêu đắt mới tăng mạnh, khiến mức giá trung bình tăng theo.

Xu hướng này xảy ra nhiều ở các thị trường mới nổi. Số liệu thống kê cũng cho thấy, hầu hết các bất động sản mới xây vài năm qua chủ yếu tập trung vào bất động sản cao cấp và siêu sang. Tại nhiều nơi, giá chào bán sơ cấp đã lên tới 15.000, 20.000 USD/m2. Như vậy, tính ra với mỗi căn hộ 3 phòng ngủ ở TP. HCM, giá đã lên đến hơn 1 triệu USD. Con số này là không thể tin nổi, đặc biệt với những người có thu nhập ở mức trung bình.

Tuy nhiên, phần lớn người dân thường không có nhu cầu mua bất động sản siêu sang, hay những căn hộ thương hiệu lớn. Đương nhiên, ngay cả ở các phân khúc khác, giá nhà vẫn tăng nóng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người trẻ Việt Nam sẽ mất khoảng 20 năm tiết kiệm cho ngôi nhà đầu tiên của mình.

Đặc biệt, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập trung bình của người Việt Nam là 19 lần. Con số này ở London là 14, ở New York là 10. Nghe có vẻ điên rồ phải không? Vì điều này có nghĩa là giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn đắt đỏ hơn ở cả những nơi đắt đỏ nhất thế giới.

Bởi vậy, chúng tôi đang tập trung vào phân khúc này và tìm ra nhiều giải pháp hơn nữa để giúp mọi người rút ngắn thời gian sở hữu căn nhà của họ.

Co-founder Homebase: Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới - Ảnh 5.

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản của Việt Nam hiện nay có thể ví như Trung Quốc 10, 15 năm trước. Theo anh, đó là điều tốt hay xấu?

Tôi nghĩ đúng là sẽ có nhiều điểm tương đồng. Trung Quốc là nước mà Việt Nam có thể sử dụng mô hình làm cơ sở để đưa ra các ước tính. Ai cũng có thể nhìn thấy, Việt Nam đã tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ trong 20 năm qua.

Tôi nhớ đã đọc được ở đâu đó, theo BCG (Boston Consulting Group), năm 2020, khoảng 30% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu. Điều này nghe có vẻ điên rồ, khi chỉ so với 2, 3 thập kỷ trước thôi, thì không ai nghĩ được việc gần 30 triệu người dân Việt Nam đã chuyển từ tầng lớp này sang tầng lớp khác.

Bất động sản là một trong những lĩnh vực có mối liên hệ và tương quan rất chặt chẽ với diễn biến của nền kinh tế. Nếu nhìn vào Bắc Kinh hay Thượng Hải, có thể thấy những điểm tương đồng với Hà Nội hay TP. HCM.

Khi giá cả càng cao, việc sở hữu nhà sẽ ngày càng khó khăn hơn, đặc biệt là đối với những người trẻ có thu nhập trung bình, hay không sinh ra trong một gia đình giàu có.

Về tổng thể, một số điểm tương đồng, như tăng trưởng kinh tế chắc chắn là một điều tốt. Song đi kèm với đó sẽ là nhu cầu tăng cao, giá bất động sản không có dấu hiệu giảm nhiệt… Vì vậy, thị trường dần sẽ xuất hiện những giải pháp để giải quyết các khúc mắc của xã hội.

Co-founder Homebase: Giá nhà so với thu nhập trung bình của người Việt còn cao hơn cả những nơi đắt đỏ trên thế giới - Ảnh 6.

Ông nghĩ mất bao lâu để Việt Nam bắt kịp với các thị trường lớn về proptech?

Thị trường proptech sẽ phát triển song song với nền kinh tế vĩ mô, với tốc độ như hiện tại, thì thu nhập cũng sẽ tăng nhanh chóng.

Về mặt bắt kịp với các thị trường proptech trưởng thành, tôi không chắc điều này có thích hợp không. Vấn đề là, nhiều thị trường lớn, như Hồng Kông chẳng hạn, đang phải đối mặt với sự bất bình đẳng về thu nhập cực kỳ nghiêm trọng, khi người thu nhập cao cũng khó mua được nhà.

Mặc dù vậy, vì Việt Nam là thị trường đang phát triển, tôi nghĩ sẽ có một số yếu tố quan trọng cần bắt kịp với các thị trường phát triển. Đầu tiên có lẽ là khả năng tiếp cận vốn. Những năm qua, dòng vốn FDI đã liên tục ồ ạt đổ về đây. Đó là một tín hiệu tốt.

Trong tương lai, tôi tin rằng khi ngày càng nhiều startup xuất hiện, các quỹ đầu tư sẽ càng nhiều, từ đó các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội đưa tên mình lên bản đồ thế giới hơn nữa.

Tại Homebase, chúng tôi may mắn được các quỹ lớn rót vốn, từ quỹ của Việt Nam như Vina Capital, đến các quỹ toàn cầu như Y Combinator của Mỹ, hay Partech Ventures, Goodwater…

Một yếu tố khác để Việt Nam bắt kịp các thị trường khác trong proptech có lẽ là nhân tài. Proptech là một lĩnh vực mới, do vậy việc thu hút nhân tài cũng là điều rất quan trọng. Ngay cả với chúng tôi, trong giai đoạn đầu, việc tuyển dụng là vô cùng khó khăn. Tất nhiên, bây giờ chúng tôi đã có thể tập hợp một đội ngũ khá đa dạng, từ những người Việt Nam đến cả Việt Kiều, rồi những nhân tài quốc tế.

Tôi nghĩ đó là những yếu tố quan trọng để Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa trong hệ sinh thái proptech.

Sau 2 năm sinh sống tại Việt Nam, và thậm chí phải đối mặt với COVID-19, anh cảm thấy thế nào?

Cá nhân tôi thực sự thích Việt Nam. Tôi thậm chí còn hay thuyết phục những người bạn của mình đang làm việc tại Thung lũng Silicon, hay từ Google, Facebook, thậm chí là từ các ngân hàng đầu tư lớn như Goldman là sang Việt Nam đi (cười).

Tôi tin rằng, với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của Việt Nam, vị thế của đất nước sẽ ngày càng tăng, hệ sinh thái công nghệ sẽ ngày càng phát triển. Tôi nghĩ, hiếm có một đất nước nào có cơ hội như Việt Nam, ngay cả khi gặp phải những thách thức như COVID-19.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
36 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
23 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
48 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
40 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
12 giờ trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
22 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
23 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
23 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.