3 năm trước, Hu Weiwei và các đồng sáng lập của mình đã quyết định khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ chia sẻ xe đạp mang tên Mobike với mức giá chỉ vào xu 1 chuyến. Mọi người có thể dễ dàng lấy xe đến siêu thị hoặc ga tàu điện ngầm sau đó để xe ngay tại đó mà không cần khổ sở tìm chỗ đậu.
Và trong tuần này, Mokike đã gây bất ngờ cho toàn bộ giới công nghệ khi đồng ý bán mình trong một thương vụ trị giá 3,4 tỷ USD. Ứng dụng giao đồ ăn khổng lồ Meituan Dianping đã mua lại công ty giúp Weiwei và các nhà sáng lập bỏ túi hơn 1 tỷ USD bằng tiền mặt và Hu – 36 tuổi cùng đội ngũ của cô sẽ tiếp tục điều hành mảng kinh doanh này ở công ty mới.
Đó là câu chuyện rất bình thường đang diễn ra ở Trung Quốc – nơi rất nhiều những doanh nhân công nghệ mới phất và giàu lên nhanh chóng xuất hiện ngày một nhiều. Họ là thế hệ những doanh nhân trẻ nhận ra tiềm năng của sự bùng nổ điện thoại thông minh, tốc độ Internet nhanh, thanh toán qua điện thoại dễ dàng và hầu bao rủng rỉnh của các nhà đầu tư... để khởi nghiệp. Nhận được chống lưng bởi gã khổng lồ công nghệ như Alibaba và Tencent, các startup Trung Quốc không ngần ngại "đốt" hàng tỷ USD để xây dựng các mô hình kinh doanh mới mẻ.
"Trong thế giới Internet trước đây, có thể bạn không bao giờ thấy hiện tượng như thế này: Rất nhiều tiền được đổ vào, rất nhanh và đội ngũ doanh nhân thì cực kỳ trẻ", theo Ben Harburg, một đối tác quản lý tại Magic Stone Alternative Investmet.
China Renaissance đã đóng vai trò như một đơn vị tư vấn cho Mobike – đơn vị được định giá 3 tỷ USD. Thỏa thuận này đinh giá vốn của công ty ở mức 2,7 tỷ USD và Meituan đã tiếp quản luôn khoản nợ gần 700 triệu USD.
"Không ai là người thua cuộc sau thỏa thuận này cả. Theo quan điểm của tôi đây là một sự khởi đầu mới mẻ".
Mobike khởi nghiệp từ năm 2015 khi đội ngũ của Hu làm việc trong một văn phòng nhỏ ngay cạnh toilet công cộng của tòa nhà. Cùng với các nhà sáng lập như Davis Wang – cô đã nghĩ ra ý tưởng cho thuê xe đạp để giúp giải quyết tình trạng tắc đường. Khoảng thời gian đó, một nhóm sinh viên mà dẫn đầu là Dai Wei cũng nảy ra ý tưởng giống vậy và cuối cùng họ tạo ra Ofo – hiện là đối thủ cạnh tranh của Mobike. Ở thời điểm đó, ý tưởng của Hu bị cho là "điên" nhưng cô cùng các đồng đội vẫn quyết tâm thực hiện.
Nhưng công việc kinh doanh không phải dễ dàng. Tại Trung Quốc, các công ty hoạt động trong lĩnh vực internet giống như "lửa thử vàng". Khi ấy, hơn 34 đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn đã phải đóng cửa vì chi phí hoạt động cao và thiếu vốn. Hiện tại, Mobike và Ofo chiếm hơn 90% thị phần.
Mobike thu hút được nhà đầu tư bởi hình thức hấp dẫn bề ngoài. Họ tạo ra những chiếc xe bánh vàng hấp dẫn chỉ giá 3.000 NDT (tương đương 476 USD) và trang bị cả định vị vệ tinh. Mức giá cho thuê của Mobike ban đầu đắt hơn Ofo nhưng sau đó phải giảm xuống và thậm chí cho khách hàng dùng miễn phí khi cuộc chiến giữa 2 công ty căng thẳng. Tuy nhiên, nhờ được đầu tư vốn ổn định từ những gã khổng lồ như Alibaba, Tencent và Sequoia, tất cả những công ty này đều vẫn sống sót. Họ cũng
"Trường hợp của Mobike cho thấy cơ hội đầy rẫy tại Trung Quốc cho những startup nhỏ lẻ để phát triển nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn", theo Teng Bingshen – giáo sư tại trường kinh doanh Cheung Kong Graduate. "Rất nhiều startup công nghệ Trung Quốc cuối cùng phải chọn theo phe Alibaba hoặc Tencent bởi đơn giản đây là 2 đơn vị có tầm ảnh hưởng lớn nhất về mặt dịch vụ Internet".
Tại Mỹ, phải mất trung bình 7 năn cho một startup đạt được danh hiệu "kỳ lân" – tức là định giá hơn 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến lo ngại về những startup kiểu như Mobike: "Việc cứ liên tục khuyến mại dùng miễn phí khiến công ty không thể bù cho chi phí hoạt động. Ngoài ra tôi cũng chưa thấy bất kỳ cách thức rõ ràng nào để có thể kiếm được tiền từ dữ liệu trong tương lai gần".