Có gì đáng ngại khi khối ngoại "miệt mài" bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

01/10/2021 10:30
Dự báo thời gian sắp tới, ông Sơn kỳ vọng dòng vốn từ khối ngoại sẽ sớm trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng giữa năm 2022 nhờ việc nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa trở lại sau đợt sóng dịch bệnh lần thứ 4 cùng với triển vọng có thể nâng hạng thị trường.

Trong buổi tọa đàm trực tuyến chiều 30/9, ông Hoàng Công Tuấn – Kinh tế trưởng Chứng khoán MB (MBS) cho rằng sẽ có hai ý chính cần phải đề cập tới khi bàn về tình hình kinh tế toàn cầu chung. 

Đầu tiền chính là sự phục hồi của nền kinh tế thế giới đã vô cùng rõ ràng bởi chiến lược tiêm chủng vaccine, do đó tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 hứa hẹn sẽ đột phá. Điều thứ hai chính là các NHTW bắt đầu có những động thái kinh tế giảm bớt quy mô của gói kích thích.

Có gì đáng ngại khi khối ngoại miệt mài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? - Ảnh 1.

Ông Hoàng Công Tuấn tại buổi tọa đàm chiều 30/9 (ảnh chụp màn hình)

Hiện, những yếu tố này chưa có tác động quá lớn tới nền kinh tế toàn cầu, song ông Tuấn cho rằng sang đến năm 2022 sẽ ghi nhận 2 xu hướng đối nghịch nhau, đó là việc lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết  gia tăng theo sự phụ hồi của kinh tế vĩ mô, đồng thời mặt bằng lãi suất có có xu hướng dần tăng lên với tốc độ chậm.

Đối với Việt Nam, ông Tuấn tỏ ra lạc quan với tình hình kinh tế vĩ mô nhờ tiền đề là chiến dịch tiêm chủng đang được đẩy mạnh, tạo điều kiện hoàn toàn cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Yếu tố lạm phát – điều nhà đầu tư quan ngại – được chuyên gia đến từ MBS đánh giá là khó có thể tăng cao được. Bởi lẽ cung tiền từ các gói kích thích của Việt Nam đang ở mức tương đối thấp so với quy mô nền kinh tế; đồng thời tăng trưởng tín dụng cũng không quá cao.

Do vậy, ông Tuấn kỳ vọng tích cực với việc thị trường nhìn chung sẽ vẫn có những cơ hội để đầu tư, mặc dù xung lực tăng trưởng sẽ không thể bằng năm 2020 hay đầu năm 2021.

Khối ngoại liên tục bán ròng có đáng quan ngại?

Chia sẻ về diễn biến khối ngoại, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc nghiên cứu KHCN MBS cho rằng áp lực rút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài được duy trì khá mạnh trong các tháng đầu năm 2021 vừa qua, hiện là năm có lượng rút ròng mạnh nhất trong lịch sử. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, khối ngoại đã bán ròng trên toàn thị trường với giá trị lên tới 45 nghìn tỷ đồng thông qua kênh khớp lệnh.

Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra, giai đoạn 2016-2019 thị trường ghi nhận hàng loạt giao dịch mua ròng bởi các tổ chức ngoại trên thị trường với kỳ vọng lớn nhất là việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng trong năm 2020 hoặc 2021. Tới nay, vấn đề nâng hạng vẫn đang bị bỏ lỡ, điều này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài có các động thái giảm tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam, dẫn tới giá trị ghi nhận bán ròng liên tiếp trong cả năm 2020 và 2021.

Ngược lại, giữa làn sóng bán ròng mạnh, điểm tích cực đến từ các ETFs khi từ đầu năm đến tháng 7 ghi nhận tổng giá trị mua ròng đạt hơn 300 triệu USD, tập trung tại một số quỹ như Fubon FTSE Vietnam ETF hay VFMVN DIAMOND.

Có gì đáng ngại khi khối ngoại miệt mài bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? - Ảnh 2.

Giao dịch khối ngoại trên TTCK Việt Nam (ảnh chụp màn hình)

Ông Sơn đánh giá, áp lực bán ròng từ dòng vốn ngoại không có tác động nhiều đến xu hướng chung, khi mà tỷ trọng giao dịch chỉ còn chiếm khoảng 6-7% tổng thanh khoản toàn thị trường.

Trong khi đó, nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò là lực đẩy chính giúp thị trường tăng trưởng lên với tỷ trọng chiếm tới 84%; khối lượng giao dịch từ dòng vốn này "cân" cả lượng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. "Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng thị trường đang được quyết định chủ yếu bởi các động thái từ nhà đầu tư cá nhân", ông Sơn chia sẻ

Dự báo thời gian sắp tới, ông Sơn kỳ vọng dòng vốn từ khối ngoại sẽ sớm trở lại trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào khoảng giữa năm 2022 nhờ việc nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa trở lại sau đợt sóng dịch bệnh lần thứ 4 cùng với triển vọng có thể nâng hạng thị trường. Do vậy, ác tín hiệu vẫn khá tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong các tháng tiếp theo.

Tin mới

Trà sữa được đồn “đẹp nhất Hà Nội” khiến khách đợi gần 2 tiếng nhưng chất lượng liệu có xứng đáng?
14 phút trước
Liệu Bông Biêng nổi bật với trà sữa hương hoa này có đủ đô để chinh chiến cùng các thương hiệu đồ uống theo đuổi dòng trà đậm vị?
Giá cà phê lại tăng dựng đứng
25 phút trước
Giá cà phê Robusta trên sàn London đang lên sát mốc 5.000 USD/tấn khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch nhưng nguồn cung vẫn cầm chừng
"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Vì sao các chuỗi cà phê - trà sữa, thời trang đóng cửa lại khiến thị trường “dậy sóng”?
2 giờ trước
Không chỉ tưng bừng khai trương, nhiều thương hiệu gần đây rời thị trường cũng “ồn ào” không kém
Linh vật Rắn Minh Long: Mở đầu vận trình thịnh vượng
2 giờ trước
Đều đặn mỗi dịp Xuân về, giới mộ điệu lại háo hức chờ đón từng tượng linh vật sứ từ Minh Long, như một phần không thể thiếu trong không khí Tết. Thương hiệu này không chỉ thành công trong việc chế tác dáng hình linh vật độc đáo, mà còn khéo léo truyền tải các lời chúc ý nghĩa đầu năm qua từng câu chuyện ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.