Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 1): Xu thế tất yếu của kinh tế số

21/08/2022 15:02
Trong nền kinh tế số, sự xuất hiện của các ngân hàng số trong lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra một làn sóng mới trong phương thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng...

Các dịch vụ này có chi phí rẻ và thời gian ngắn, cạnh tranh sòng phẳng với các ngân hàng truyền thống, là động lực thúc đẩy đổi mới trong toàn bộ hệ thống tài chính.

Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 1): Xu thế tất yếu của kinh tế số - Ảnh 1.

MBBank là một trong những ngân hàng đầu tư chuyển đổi số với định hướng trở thành doanh nghiệp số. Ảnh: MB

Ngân hàng số là một thuật ngữ không mới. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ thì khái niệm này cũng liên tục thay đổi và hay bị hiểu nhầm với nhiều khái niệm khác như “ngân hàng tự động”, “ngân hàng trực tuyến” hay “ngân hàng điện tử”. Khái niệm ngân hàng số được tiếp cận dưới nhiều góc độ, từ người quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, người chủ ngân hàng, tới các nhà kinh tế và cả khách hàng.

Một số quốc gia đã luật hóa khái niệm ngân hàng số như trong Khuôn khổ giám sát ngân hàng của Ngân hàng Trung ương Philippines định nghĩa “Ngân hàng số cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính từ đầu tới cuối thông qua một nền tảng số hoặc/và các kênh điện tử mà không có chi nhánh/ đại lý vật lý”; hay như Ngân hàng trung ương Singapore đề cập đến khái niệm “ngân hàng số hoàn toàn” và “ngân hàng số bán buôn” là những tổ chức cung cấp các dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư thông qua nền tảng trực tuyến.

Một số quan điểm cho rằng ngân hàng số xét về cốt lõi là ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động ngân hàng hay ngân hàng số về cơ bản có nghĩa là một "nền tảng ngân hàng trực tuyến" (online banking platform) hoặc "nền tảng ngân hàng di động" (mobile banking platform).

Có quan điểm chặt chẽ hơn khi cho rằng ngân hàng số là khái niệm mới của ngân hàng điện tử nhằm đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng trực tuyến và di động thông qua việc sử dụng các công nghệ kĩ thuật số, các tương tác truyền thông xã hội, các giải pháp thanh toán sáng tạo , công nghệ di động và tập trung vào trải nghiệm mới của người dùng.

Khó có thể cho rằng định nghĩa nào là hoàn toàn đúng, nhưng có thể nói một cách ngắn gọn rằng ngân hàng số là tổ chức được cấp phép cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cho vay, đầu tư hoàn toàn thông qua các nền tảng số. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa ngân hàng số và ngân hàng truyền thống là cùng các sản phẩm, dịch vụ tài chính đó, thì ngân hàng truyền thống thực hiện cung cấp thông qua các kênh truyền thống như các đại lý, các tư vấn, giao dịch viên hay tổng đài, còn ngân hàng số thực hiện hoàn toàn trên nền tảng số.

Nhiều quan điểm cho rằng ngân hàng số chỉ đơn thuần là cung cấp các dịch vụ, sản phẩm tài chính trên nền tảng di động (mobile platform) hoặc nền tảng dịch vụ trực tuyến (online platform). Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh đó thì có nghĩa là đã bỏ qua các lĩnh vực chức năng khác được số hóa của ngân hàng. Ngân hàng số là việc chuyển đổi từ cách nhìn nhận khách hàng dựa trên tài khoản (account-based view) sang nhìn nhận khách hàng là một cá nhân riêng biệt (individuals), đồng thời nhấn mạnh trải nghiệm khách hàng (customer experience) với các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa phù hợp và tiện lợi (personalized products and services). Nền tảng trực tuyến hoặc nền tảng di động chỉ là giao diện, thông qua đó người dùng giao tiếp với ngân hàng số. Ngoài ra, còn vô số các quy trình, thủ tục, nghiệp vụ như quản lý rủi ro, quan hệ ngân hàng đại lý, điều chuyển ngân quỹ, quản lý dữ liệu khách hàng, các báo cáo cơ quản quản lý … ở các cấp độ trung gian, hỗ trợ cho việc kinh doanh của ngân hàng không bị gián đoạn và đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với các ngân hàng số thì các quy trình, nghiệp vụ nói trên cũng phải được xử lý hoàn toàn trên nền tảng số với ưu việt về tốc độ xử lý, tính chính xác và khả năng đáp ứng nhu cầu theo thời gian thực, xuyên biên giới của khách hàng so với các ngân hàng truyền thống.

Các phương thức hoạt động của ngân hàng số

Ngân hàng số có các phương thức hoạt động như: ngân hàng số bán lẻ với đầy đủ các dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số; ngân hàng số dịch vụ (banking as a service, là mô hình tích hợp trực tiếp các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số của họ vào các sản phẩm của các doanh nghiệp phi ngân hàng khác; ngân hàng số nền tảng (banking as a platform) là một nền tảng cho phép tích hợp các sản phẩm, dịch vụ khác, chủ yếu là của các fintech nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn về sản phẩm hơn trong cùng một tài khoản ngân hàng.

Cơ hội cho ngân hàng số ở Việt Nam (kỳ 1): Xu thế tất yếu của kinh tế số - Ảnh 2.

Với việc bắt tay đầu tư Timo Plus, một trong những ví điện tử thế hệ đầu tiên có tính "lai" ngân hàng số đã giúp Bản Việt tạo dấu ấn với thế hệ trẻ qua các tính năng của ngân hàng số Digimi. Ảnh: BVB

Ngân hàng số có 4 đặc điểm nổi bật là: (1) Cấu trúc số khi mọi hoạt động chính của ngân hàng số được thực hiện trên các nền tảng số; (2) Vận hành trên nền tảng thông tin với dữ liệu là nguồn lực đầu vào quan trọng nhất; (3) Ngân hàng chủ động đưa ra các giải pháp về tài chính cho khách hàng dựa trên tình hình tài chính của khách hàng nhờ công nghệ Internet vạn vật (Internet of things), dữ liệu lớn (Big data) hay trí tuệ nhân tạo (AI); và (4) Khách hàng là trung tâm khi biến ngân hàng số trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của khách hàng.

Ngân hàng số có vai trò: (1) Thúc đẩy tài chính toàn diện, mang dịch vụ tài chính tới những khu vực khách hàng không đủ điều kiện hoặc không có khả năng tiếp cận với các ngân hàng truyền thống khi khoảng cách địa lý đã bị xóa bỏ và với việc mạng internet hầu như đã phủ sóng khắp nơi; và (2) Thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ và sự xuất hiện đầy thách thức của các công ty fintech.

Số hóa hoạt động ngân hàng là việc tích hợp công nghệ vào mọi cấp độ hoạt động ngân hàng, số hóa các quy trình nghiệp vụ theo hướng tự động, thông minh, vận hành, cung ứng sản phẩm - dịch vụ trên nền tảng số, khai thác tối ưu dữ liệu để gia tăng trải nghiệm và gắn kết khách hàng. Số hóa các hoạt động ngân hàng không làm thay đổi về bản chất các sản phẩm, dịch vụ đó. Ngân hàng số không phải một dạng phiên bản nâng cấp hay là một hình thái cao cấp của ngân hàng truyền thống sau khi thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn do vẫn hoạt động dựa trên nền tảng các chi nhánh vật lý, các quy trình, chứng từ truyền thống. Những tiếp xúc vật lý của khách hàng với ngân hàng vẫn không tránh khỏi.

Trong khi đó, ngân hàng số vận hành hoàn toàn trên nền tảng công nghệ và những tiếp xúc vật lý duy nhất là tương tác của khách hàng với các giao diện số và phần còn lại được xử lý bởi công nghệ.

Kỳ 2: Nắm bắt để phát triển ra sao?

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
7 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
2 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.