Cơ hội hồi sinh của những dự án treo

15/10/2018 14:56
Bất cập về chính sách cùng thực trạng không ít doanh nghiệp không đủ lực nhưng vẫn ôm dự án... khiến không ít dự án bị chậm tiến độ, thậm chí bỏ hoang cả chục năm. Để cứu những dự án treo, không chỉ cần sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần cả nỗ lực của những DN dám mạnh tay đầu tư.

Những dự án nghìn tỉ “chết lâm sàng”

Cho tới nay, các bộ ngành chưa công bố một con số mang tính tổng thể nào về số lượng những dự án treo trên cả nước. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định có tới hàng nghìn, thậm chí cả chục nghìn dự án trên cả nước bởi chỉ riêng ở Hà Nội, thống kê sơ bộ cho thấy có khoảng hơn 500 dự án chậm, thậm chí “chết lâm sàng” từ năm 1997.

Có đủ loại dự án treo từ các khu đô thị xây mãi không xong đến những khu công nghiệp từng được quy hoạch với quy mô cực lớn. Không khó để tìm ra những cái tên trị giá nghìn tỉ mà “chết lâm sàng” cả chục năm như dự án KCN Kenmark - Việt Hòa, với diện tích hơn 46ha nằm ở vị trí đắc địa, giáp quốc lộ 5 (TP.Hải Dương). Dự án này do Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Kenmark (Cty Kenmark) của Đài Loan đầu tư và được cấp giấy chứng nhận từ năm 2006 với tổng vốn đầu tư lên tới trên 98,4 triệu USD. 

Sau gần ba năm triển khai xây dựng, cuối năm 2009, Cty Kenmark đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, trạm xử lý nước thải và 13 nhà xưởng rộng 11,4ha và để có vốn đầu tư, Công ty Kenmark đã thế chấp toàn bộ tài sản của KCN để vay trên 67,6 triệu USD của một số ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó, do khó khăn về tài chính, tháng 5.2010, Cty Kenmark đã xin dừng hoạt động, TGĐ Cty Kenmark bỏ về nước, để lại khoản nợ hơn 98 triệu USD tại các ngân hàng của Việt Nam.

Những dự án như Kenmark - Việt Hoà không chỉ khiến một khu công nghiệp lớn đang trong quá trình hình thành bị dang dở mà còn khiến các tổ chức tín dụng liên quan điêu đứng.

Và cơ hội hồi sinh từ những thương vụ đình đám

Trong khi khá nhiều dự án treo vẫn còn loay hoay trong bóng tối, đã có một số điểm sáng mang lại hy vọng hồi sinh cho nền kinh tế, giải bài toán khó về quy hoạch cho các bộ ngành địa phương cũng như giải quyết không ít nợ xấu cho các tổ chức tín dụng.

Thương vụ Tập đoàn An Phát Holdings mạnh tay chi ra 756 tỉ đồng mua lại KCN Kenmark - Việt Hòa tại Hải Dương là một điểm sáng như vậy. Thương vụ này đã gỡ khó cho 3 ngân hàng là BIDV, SHB và Habubank (hiện đã sáp nhập vào SHB) vốn đang đau đầu với khoản nợ 67,6 triệu USD mà chủ của KCN Kenmark - Việt Hòa để lại đồng thời mở ra cơ hội phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho tỉnh Hải Dương.

Chỉ sau một thời gian ngắn tiếp nhận, KCN Việt Hòa - Kenmark đang được hồi sinh với cái tên mới An Phát Complex cùng chiến lược phát triển mới khi hướng đến đầu tư sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, thân thiện với môi trường như nhựa ép phun kỹ thuật cao, bao bì nhựa tự hủy, vật liệu xây dựng PVC công nghệ cao… KCN được đầu tư 2.056 tỉ đồng và dự kiến tiếp nhận 6.000 lao động.

Khi được hỏi về quyết định được không ít chuyên gia cho là có phần mạo hiểm này, lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings cho rằng đây là quyết định đầu tư mang tính lâu dài và có sự tính toán kỹ lưỡng phù hợp với chiến lược phát triển của tập đoàn. Tập đoàn muốn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho các dự án của mình, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, hiện thực hóa mục tiêu doanh thu 1 tỉ USD năm 2018... Tập đoàn này xác định vòng đời dự án khoảng 39 năm (2018 - 2056) và thời gian hoàn vốn dự kiến là 10 năm 6 tháng. Doanh thu của KCN chủ yếu sẽ đến từ việc cho thuê lại đất có hạ tầng trong 40 năm và cho thuê nhà xưởng hoàn thiện, phần còn lại đến từ thu phí xử lý nước thải và thu phí sử dụng hạ tầng.

Trên thực tế, không có nhiều tập đoàn có tiềm lực và mạnh tay đầu tư như An Phát. Dù vậy, câu chuyện thành công của tập đoàn này sẽ là nguồn cảm hứng cho những DN khác để mở ra cơ hội cho các dự án vốn đang nằm chờ để sống lại.

Thành lập năm 2002 với vốn điều lệ vẻn vẹn 500 triệu đồng, sau 16 năm hình thành và phát triển, An Phát đã trở thành tập đoàn với hơn 2.500 cán bộ nhân viên hoạt động trong 11 công ty thành viên.

Trong năm 2017, sản lượng sản xuất bao bì màng mỏng của Tập đoàn An Phát Holdings đạt mốc 8.000 tấn thành phẩm/tháng, đưa công ty trở thành đơn vị sản xuất và xuất khẩu bao bì nhựa màng mỏng lớn nhất Đông Nam Á với 100% sản phẩm được xuất khẩu.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
34 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
2 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
2 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
3 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
3 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
3 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.