Cơ hội nào cho doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu?

03/09/2022 08:50
Tăng trưởng ấn tượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tạo cơ hội để doanh nghiệp hỗ trợ trong nước cải thiện vị thế và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các chuyên gia trong ngành công nghiệp nhận định: với 15 FTA đã được ký kết đã góp phần thúc đẩy dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam mạnh hơn, chất lượng hơn, mang theo công nghệ tốt hơn từ các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu vào Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng không.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong 8 tháng năm 2022, trong tổng số vốn FDI vào Việt Nam thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với số vốn đầu tư đạt trên 10,7 tỷ USD (chiếm 63,9% tổng vốn đầu tư đăng ký). Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo nằm top 2 các ngành thu hút được nhiều dự án nhất.

Cơ hội nào cho doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu? - Ảnh 1.

Hãng Samsung cam kết đầu tư phát triển công nghệ chíp bán dẫn tại Việt Nam

Có thể kể ra dự án đầu tư từ Nhật Bản sản xuất thiết bị pin năng lượng mặt trời; hãng Boeing (Mỹ) tổ chức hội nghị hàng không vũ trụ tại Việt Nam nhằm tìm kiếm các nhà cung ứng tạo hệ sinh thái tại Việt Nam; hãng Samsung cam kết đầu tư 3,3 tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ cao nhất về chíp bán dẫn… Những dự án đầu tư FDI được đánh giá có thể tạo giá trị lan toả.

Bà Trần Thị Thu Trang - Giám đốc công ty CP sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel đánh giá những dự án FDI góp phần mang đến cơ hội cho doanh nghiệp chế biến, chế tạo trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp FDI cần những doanh nghiệp trong nước với nhiều lợi thế như hi phí lao động thấp, sự ổn định chính trị, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng…

Cơ hội là có song nắm bắt được hay không, theo các chuyên gia, phụ thuộc năng lực của doanh nghiệp. Theo bà Trần Thị Thu Trang, điều quan trọng nhất có tính quyết định với doanh nghiệp Việt tham gia được chuỗi cung ứng được các tập đoàn nước ngoài đánh giá dựa trên các yếu tố như sự phát triển bền vững , tầm nhìn, chiến lược, văn hoá kinh doanh. Ngoài ra là một số yếu tố như đảm bảo sản xuất chất lượng, có tính hệ thống, có sự cạnh tranh về giá. “Giải quyết được những mấu chốt này, doanh nghiệp trong nước mới có thể phát triển bền vững tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu” - bà Trần Thị Thu Trang cho biết.

Hỗ trợ “cởi trói” cho doanh nghiệp

Nhìn nhận cơ hội phát triển của công nghiệp hỗ trợ từ dòng vốn FDI đang đổ mạnh về Việt Nam nhưng các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp trong nước đang thiếu sự hỗ trợ để nắm bắt cơ hội và bứt phá, nhất là chính sách về vốn, nhân sự.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đề cập đặc thù của ngành là tập trung vốn, công nghệ, song đây điểm yếu, do nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế về nguồn lực, năng lực phát triển nên hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hơn nữa, do đi sau nên doanh nghiệp vừa tập trung vốn và công nghệ theo chuỗi giá trị toàn cầu vừa tập trung lao động. Đây là lợi thế nhưng cũng là bất lợi bởi chúng ta phát triển ở mức độ thấp nhất, đóng góp giá trị thấp trong chuỗi cung ứng, chủ yếu bằng sức lao động trong khi hàm lượng chất xám không nhiều.

Cơ hội nào cho doanh nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu? - Ảnh 2.

Vốn và nhân lực chất lượng cao đang là khó khăn của ngành công nghiệp phụ trợ

Vấn đề quan trọng hơn, theo bà Đỗ Thị Thuý Hương, chính sách tín dụng đang “bóp nghẹt” về lãi suất trong khi doanh nghiệp thực sự rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn tài chính. “Nhiều doanh nghiệp chế biến chế tạo, nhất là doanh nghiệp điện tử khi “đói vốn” rất khó vay ngân hàng cũng như các định chế tài chính trong nước, nhưng khi có đánh giá, thẩm định kinh doanh tốt lại có thể tìm được nguồn vay từ tổ chức tài chính quốc tế. Đây chính là nguồn hỗ trợ quan trọng cho doanh nghiệp bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu rất lớn” - bà Đỗ Thị Thuý Hương cho biết thêm.

Đồng tình với quan điểm này, đại diện lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết: các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ tập đoàn mẹ hoặc các tổ chức tài chính của nước sở tại với lãi suất rất thấp.Trong khi đó, lãi suất trong nước của Việt Nam rất cao. Sự chênh lệch này đã khiến các doanh nghiệp Việt thua ngay từ bước đầu tiên khi sử dụng vốn đầu tư để đầu tư dự án.

Vì vậy, trong thời gian tới, theo Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ, có chính sách hỗ trợ quan trọng được các doanh nghiệp hỗ trợ rất quan tâm là hỗ trợ bằng tín dụng thông qua chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất với mức bù dự kiến tối đa đến 5%, góp phần tạo ra những tác động tích cực với doanh nghiệp, tạo cơ hội nâng caocạnh tranh về giá thành.

Ở góc độ đại diện cho doanh nghiệp, bà Đỗ Thị Thuý Hương cũng đề xuất Chính phủ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tiếp tục chính sách thu hút FDI có chọn lọc, quan tâm chào đón các doanh nghiệp đầu chuỗi, có điều kiện cơ bản để các dự án FDI chất lượng tạo ra sự lan toả mang đến cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng ở vị trí công nghệ cao hơn, ở những mắt xích then chốt hơn.

Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
4 giờ trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
3 giờ trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
3 giờ trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
2 giờ trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
2 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.