Cơ hội nào cho năng lượng tái tạo?

08/12/2019 08:48
Đã có hàng trăm dự án năng lượng tái tạo (NLTT) đăng ký đầu tư như: điện mặt trời, điện gió… nhưng thực tế triển khai còn quá ít.

Nguy cơ thiếu điện cao

Giải trình trước Quốc hội mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, dự kiến điện năng sản xuất năm 2019 sẽ đạt 240 tỉ kWh, tăng trên 10% so với 2018. Tuy nhiên, con số này chưa đủ để giải quyết vấn đề thiếu điện và cần giải pháp tháo gỡ hữu hiệu. Trong khi đó, tình trạng dự án chậm tiến độ đang trở nên trầm trọng khi trong khoảng 60 dự án đang đầu tư, có đến 35 dự án công suất 200MW trở lên chậm tiến độ từ 1 - 5 năm, thậm chí kéo dài hơn.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho biết, năm 2019, tập đoàn phải huy động khoảng 2,57 tỉ kWh điện từ chạy dầu với chi phí rất cao. Đến năm 2020, sản lượng huy động các nguồn điện chạy dầu có thể tăng tới mức 8,6 tỉ kWh. Sản lượng điện thiếu hụt năm 2021 khoảng 6,6 tỉ kWh, năm 2022 tăng lên khoảng 11,8 tỉ kWh, năm 2023 là 15 tỉ kWh. Riêng năm 2020 gần như không có dự phòng nguồn điện nên có thể đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như nhu cầu phụ tải cao hơn dự báo, lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém, nhiên liệu than và khí cho phát điện thiếu hụt.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, nguy cơ thiếu điện hiện nay đã được tích tụ từ nhiều năm trước. Bù đắp cho sự thiếu hụt này là sự phát triển trở lại các dự án nhiệt điện than, nhưng các dự án này không đạt tiến độ theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), dẫn đến không hoàn thành mục tiêu bổ sung 7.000MW điện mỗi năm.

Cơ hội nào cho năng lượng tái tạo? - Ảnh 1.

Năng lượng tái tạo chính là nguồn năng lượng của tương lai gần, có thể dần thay thế các nguồn điện truyền thống.

Hiện, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt vẫn đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng, tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này đang dần cạn kiệt, gây ra biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài 3.000km, gió biển quanh năm, số giờ nắng trong ngày lớn chính là điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh, nhu cầu chuyển sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là rất cấp bách, bởi năng lượng tăng cao trong khi nguồn nhiên liệu hoá thạch than và thuỷ điện đã hết.

Cần chính sách đồng bộ

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực trên toàn thế giới, Việt Nam cũng phải tìm nguồn năng lượng mới để thay thế. Vì vậy, năng lượng tái tạo chính là nguồn năng lượng của tương lai gần, có thể dần thay thế các nguồn điện truyền thống.

Từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng loạt chính sách ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo để thúc đẩy sản xuất và thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Chỉ trong thời gian 2 năm, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện quốc gia tăng nhanh từ không đáng kể lên hơn 9% với 2 nguồn chủ yếu là điện gió và điện mặt trời. Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Đó là những thay đổi tích cực thể hiện sự nỗ lực cần được ghi nhận của người dân và Chính phủ để giảm dần sự phụ thuộc vào các dạng năng lượng truyền thống nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Tuy nhiên, nguồn điện tái tạo vốn nhận được kỳ vọng lớn thì hiện nay sản lượng mới chỉ đạt 2,5%.

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết: “6 tháng năm 2019, tốc độ tăng phụ tải rất lớn, vượt xa so với dự kiến. Từ nay đến cuối năm, chúng ta có điều kiện để  “trông chờ” 5.000MW của các dự án điện mặt trời bổ sung, chủ yếu ở miền Trung. Song, các dự án năng lượng tái tạo lại đang gặp vướng mắc về hệ thống hạ tầng để giải tỏa công suất”.

Theo các chuyên gia, quá trình thực hiện các dự án năng lượng tái tạo còn nhiều vướng mắc chưa được khai thông. Cụ thể, giá mua điện gió thấp (8,5 UScents/kWh), các nhà đầu tư chưa đáp ứng về năng lực quản lý, năng lực tài chính; việc đền bù giải tỏa gặp nhiều khó khăn; tình hình hạ tầng lưới điện đấu nối, truyền tải hiện nay không đủ khả năng giải phóng công suất phát điện...

Các công trình điện 110kV đã được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020; nhưng đến nay vẫn chưa thể vận hành dẫn đến không đồng bộ giữa nguồn và lưới điện, gây ra hiện tượng quá tải. Các công trình này gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng vì đường dây dài, đi qua địa bàn nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực tế trong quá trình thiết kế, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác vận hành các công trình năng lượng tái tạo, nhất là các công trình điện gió, điện mặt trời còn thiếu. Tiêu chuẩn đấu nối còn thiếu các tiêu chuẩn kết nối thống nhất cho nguồn điện năng lượng tái tạo. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực và chủ đầu tư nguồn điện tái tạo đối với các công trình đấu nối với hệ thống điện chưa được xác định rõ ràng. Yêu cầu cấp phép hoạt động điện lực nghiêm ngặt cũng có thể đặt ra một rào cản.

Điện sản xuất từ năng lượng tái tạo thường phải đối mặt với sự bất lợi cạnh tranh không lành mạnh do các chính sách hiện nay không quy định phải trả các chi phí môi trường và xã hội đối với công nghệ cung cấp điện từ nguồn nhiên liệu hóa thạch. Để phát triển được năng lượng tái tạo, theo các chuyên gia, cần có sự đồng bộ chính sách, không chỉ trong quy hoạch mà trong cả quá trình thực hiện ở các cấp khác nhau./.

Tin mới

2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
3 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
Lý do SUV hình hộp dù thịnh hành nhưng có thể sớm lụi tàn
2 giờ trước
Những mẫu SUV hiện đại sở hữu kiểu dáng hình hộp đang trở thành xu hướng nhưng tương lai của thiết kế này bị đe dọa bởi những quy định về an toàn.
iPhone "giá rẻ” sắp lộ diện
17 phút trước
Apple có thể sớm lật đổ thị trường smartphone tầm trung với iPhone SE 4, dự kiến ra mắt vào cuối quý 1 năm 2025.
Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
28 phút trước
Còn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
28 phút trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.910.972 VNĐ / thùng

75.17 USD / bbl

1.27 %

+ 0.94

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.797.335 VNĐ / thùng

70.70 USD / bbl

1.33 %

+ 0.93

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.155.363 VNĐ / m3

3.13 USD / mmbtu

6.29 %

- 0.21

Than đá

COAL

3.597.213 VNĐ / tấn

141.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Bứt tốc cho tuần leo đỉnh
22 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/11, thị trường dầu thô thế giới đóng cửa hai ngày cuối tuần song giá chốt phiên hôm qua 22/11 đã bật tăng trở lại mạnh mẽ. Dầu WTI và Brent đều bật tăng từ 0,8 USD đến 1,1 USD/thùng so với phiên trước.
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
1 ngày trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
1 ngày trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu hoàn toàn, Bộ Công Thương nói gì?
1 ngày trước
Nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa