Cơ hội Ocean Bank, CBBank và GPBank đang mở ra

21/04/2019 15:55
Nhà đầu tư lên kế hoạch cả chục nghìn tỷ để tham gia, và đến nay mới được xem là cơ hội để vực dậy những ngân hàng này.

Chuyển động mới, kỳ vọng mới

Đã hơn ba năm kể từ khi Ngân hàng Nhà nước lần lượt mua lại bắt buộc CBBank, Ocean Bank và GPBank. Quá trình tái cơ cấu hệ thống cũng đang đi đến nửa cuối của giai đoạn 2 (2016-2020). Vậy ba ngân hàng khó khăn nhất này có triển vọng thực sự vực dậy được không?

Theo tìm hiểu của BizLIVE qua đầu mối liên quan, hiện có những nhà đầu tư nước ngoài đã lên kế hoạch đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng để tham gia, cơ hội đang dần mở ra.

Có những chuyển động trong triển vọng tái cơ cấu ba ngân hàng trên hơn ba năm qua, từng thắp lên kỳ vọng tạo chuyển biến, nhưng chưa có các đích đến cụ thể.

Từ các kênh khác nhau, đã có một số thời điểm nhà đầu tư nước ngoài vào tìm hiểu, lên kế hoạch và đàm phán. Nhưng hầu hết đến nay vẫn im lặng.

Nhưng, những chuyển động gần đây lại xuất hiện, kỳ vọng tạo khác biệt, và có cơ sở để tạo khác biệt.

Cuối tháng 3 vừa qua, lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn J Trust (Nhật Bản) đã làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, và sau đó với Thống đốc Lê Minh Hưng. Kế hoạch J Trust mua lại CBBank đặt ra.

Cùng thời điểm, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng có buổi làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Clermont (Singapore). Clermont bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng thông qua việc tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam…

Trước đây, như trên, đã có một số nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu, đặt vấn đề, thậm chí đến bước đàm phán, nhưng chưa đến đích.

Nhưng, những chuyển động mới của lần này đã khác.

Đột phá không thể hiện bằng số lượng

Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2016 đến nay tưởng như đứng yên. Vì, về mặt số học, không có thêm trường hợp nào sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại. Kế hoạch HDBank sáp nhập PGBank vẫn chưa chính thức cụ thể hóa.

Nhưng, trong mắt giới buôn tiền, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đi tiếp một bước dài, đã tạo đột phá quan trọng để mở ra cơ hội, triển vọng vực dậy ngay cả những trường hợp khó khăn như CBBank, Ocean Bank và GPBank.

Vậy đó là gì? Là cơ chế.

Lần đầu tiên sau nhiều năm tái cơ cấu, cuối năm 2017, toàn ngành ngân hàng Việt Nam mới đạt được kết quả lớn: Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng được ban hành, trọng tâm tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ, hỗ trợ quá trình tái cơ cấu.

Cùng đó, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu ra đời, tạo thêm động lực hỗ trợ hệ thống.

Giá trị của những khung pháp lý lần đầu tiên có được đó mang tính bao trùm, có thể nói mang tính quyết định cho kết quả tái cơ cấu và xử lý nợ xấu về sau, mà không hẳn chỉ thể hiện bằng số học các vụ hợp nhất, sáp nhập, mua lại…

Thống đốc Lê Minh Hưng từng cho biết, ưu tiên hàng đầu của tái cơ cấu và xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 là tập trung xây dựng, hoàn thiện được khung khổ pháp lý, để tháo gỡ và hỗ trợ các ngân hàng thương mại và nhà đầu tư. Vì, quan điểm xuyên suốt, tái cơ cấu không được dùng đến ngân sách.

Có khung khổ pháp lý mới, được tháo gỡ và hỗ trợ, việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu sau đó mới có thêm cơ sở để thúc đẩy.

Triển vọng trong mắt giới buôn tiền

Như trên, những chuyển động mới từ nhà đầu tư nước ngoài đã khác so với trước, với triển vọng tạo động lực, nguồn lực vực dậy CBBank, Ocean Bank và GPBank.

Đã khác, vì bây giờ đã có cơ chế, trong khung khổ mới nói trên.

Đầu mối BizLIVE tìm hiểu cho hay, có những nhà đầu tư nước ngoài phải chờ đến bây giờ mới thúc đẩy kế hoạch tham gia của họ. Vì họ phải chờ luật và cơ chế có hiệu lực từ 2018. Điều này cũng góp phần giải thích vì sao tái cơ cấu thời gian qua tưởng như chậm (về mặt số lượng thể hiện).

Cũng theo đầu mối này, có nhà đầu tư nước ngoài đã lên sẵn khoảng 10.000 tỷ đồng trong kế hoạch. Mà trong mắt giới buôn tiền, cơ hội vực dậy những ngân hàng còn khó khăn đó đang mở ra.

Họ thấy rằng, giả định tình huống, chục nghìn tỷ đó với số nhân tiền tệ sẽ tạo ra nguồn lực lớn để trực tiếp thúc đẩy hoạt động, cải thiện hiệu quả tại CBBank, hoặc Ocean Bank, hoặc GPBank. Số nhân tiền tệ đó được hỗ trợ ở cơ chế đã có.

Đã thuộc sở hữu, nhưng không có nghĩa nhà nước bán lại các ngân hàng trên để thu tiền về. Nguồn vốn tham gia đầu tư được tập trung tại điểm đến, kích thích các hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận để khắc phục những tồn tại.

Với các kỹ thuật trong kinh doanh vốn, cơ chế luật đã mở ra hướng được tái cấp vốn với lãi suất 0%, số nhân tiền tệ tạo ra nguồn mới để ngân hàng tìm và cạnh tranh thu hút những khách hàng tốt, dự án tốt để tạo hiệu quả và an toàn. Từng bước như vậy, họ có lợi nhuận thực, bền vững hơn để vượt qua khó khăn, dĩ nhiên là cần có thời gian.

Đã có những chuyển động mới và triển vọng là vậy, nhưng cần thời gian. Thời gian cũng nằm ở các khâu khác cần thông suốt. Vì sau khi Ngân hàng Nhà nước mua lại, ba ngân hàng trên thuộc sở hữu nhà nước, chịu sự giám sát, quản lý các cấp, bộ ngành liên quan. Mà trước các quyết định lớn, trách nhiệm luôn là điểm đi cùng.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.