Cô nàng 9x bỏ phố lên rừng cải tạo nhà cũ, biến đất trống thành nông trại vạn người mơicon

Phía trước nhà mình là cánh đồng, mùa gặt từ hiên nhà nhìn ra là một màu vàng óng cùng thoang thoảng mùi hương của rơm rạ.

Phía trước nhà mình là cánh đồng, mùa gặt từ hiên nhà nhìn ra là một màu vàng óng cùng thoang thoảng mùi hương của rơm rạ.

 

Bác thì đang rang trà, chú thì canh lửa nấu nồi mạch nha, mẹ thì đang làm cỏ đậu, bố thì đang giúp mình phơi rơm gói hàng.

Đó là hình ảnh một buổi sáng bình yên và hạnh phúc của cô nàng 9x Tâm An sau 2 năm bỏ phố lên rừng với căn nhà nằm giữa nông trại rộng mênh mông được thiết kế không gian mở, nhiều ánh sáng và nhiều kính.

Xung quanh nhà, hoa nở quanh năm cùng với những hecta lúa, cà phê, vừng. Mỗi ngày, cô đều dậy sớm để chăm sóc cây cối, nhìn ngắm những luống rau xanh rờn và được ăn những mớ rau tự tay mình trồng.

Sau 5 năm ở thành phố và gần 2 năm sống trên Sa Pa, chị Tâm An (tên thật là Phạm Thị Thanh Loan, SN 1991) quyết định về quê nhà ở Đắk Lắk để đoàn tụ với gia đình.

Kể về những tháng ngày ở thành phố và quyết định lên rừng của mình, Tâm An cho biết, chị đã có hơn 5 năm làm công việc thiết kế tại Hà Nội.


Cô gái nhỏ bỏ phố lên rừng, trồng hoa xung quanh nhà với đầy đủ sắc màu.

 “Tôi may mắn được làm ở công ty có sếp tốt, các anh chị cùng phòng đều nhiệt tình và giúp đỡ tôi nhiều. Từng đó năm làm việc là bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu tình cảm với mọi người. Cũng chính từ công việc này, tôi có được những người bạn, người chị luôn động viên và ủng hộ tôi đến tận bây giờ”, Tâm An kể.

Thế nhưng, bản thân là người rất thích cuộc sống gần gũi, hòa mình với thiên nhiên, cùng với mong muốn được trải nghiệm nhiều thứ mới mẻ, Tâm An quyết định lên Sa Pa (Lào Cai) để quản lý homestay cho một người chị.

Từ bỏ cuộc sống nơi phố thị ồn ào, Tâm An đã có những tháng ngày vui vẻ và hạnh phúc khi về quê.

Công việc hàng ngày của cô là nấu ăn cho khách đến nghỉ dưỡng, chăm chút homestay, lên nương rẫy, tự trồng vườn rau nhỏ xinh ngay cạnh Homestay, đọc sách, chơi với lũ trẻ trong bản hoặc quay về cuộc sống của bà con dân tộc H’mông nơi đây rồi đăng tải lên Youtube với tên gọi Tâm An.

Bằng kiến thức của mình khi còn làm công việc thiết kế và mày mò thêm, Tâm An đã cho ra đời những video quay lại cảnh cô học nhuộm quần áo, làm bánh, mứt hay tự làm tương đậu, nuôi giấm, chế nước rửa bát bằng các loại cây, rau, củ quả trong rừng cùng cuộc sống hòa mình với thiên nhiên đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và giúp đỡ một số hoàn cảnh khó khăn.

Gắn bó với Sa Pa gần 2 năm, Tâm An quyết định trở về Đắk Lắk để có thời gian gần gũi với gia đình. Việc đầu tiên, cô bắt tay vào làm khi trở về quê là cải tạo căn nhà cũ.

Với sự giúp đỡ của bố mẹ và bác ruột, Tâm An đã hoàn thành sau gần 3 tháng.

Căn nhà bằng gỗ của Tâm An sau khi sửa lại, có nhiều kính đón nắng và view thẳng ra núi và cánh đồng.

“Căn nhà của mình được cải tạo lại bởi căn nhà gỗ cũ nhờ sự trợ giúp của bác ruột trong gần 3 tháng. Căn nhà nằm giữa nông trại nên mình thiết kế không gian mở, nhiều ánh sáng và nhiều kính. Từ nhà nhìn ra có thể bao quát được xung quanh nông trại”, Tâm An nói.

Thời gian đầu về quê, xung quanh nhà chủ yếu là khu đất trống, cô đã lên kế hoạch cải tạo từng khu trong nông trại, chỗ nào trồng hoa, chỗ nào trồng rau, chỗ nào trồng nông sản. Đặc biệt, nông trại của cô hoàn toàn không dùng hóa chất, phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật nên công việc dường như gấp đôi.

Cánh đồng lúa vàng óng ả bên cạnh nhà với thoang thoảng mùi rơm rạ và lúa mới được Tâm An và gia đình trồng hoàn toàn theo hướng hữu cơ.

Đến mùa gặt, Tâm An lại cùng bố gom rơm rạ để ủ nấm rơm.

Hàng ngày, mọi người ở quê dường như đã quen thuộc với việc thấy Tâm An đi gom phân trâu bò ngoài đường về ủ phân bón hay gom rơm về giữ ẩm cho đất và ủ nấm rơm ăn…

Và cứ thế, cần mẫn mỗi ngày một chút, giờ đây nông trại của cô ngày nào cũng có hoa tươi để cắm, rau sạch để ăn, cùng bố mẹ làm những việc nhà nông và làm mạch nha để bán.

Theo Tâm An, buổi sáng, cô sẽ tranh thủ cắm một bình hoa thật xinh đẹp, chụp ảnh sản phẩm, đăng đơn viết bài. Nắng lên thì lại đi cắt đậu, phơi đậu. Trưa ăn cơm xong ngồi tranh thủ chốt đơn cho khách, chiều lại chạy ra gom đậu vào bếp và làm mạch nha để bán.

Tâm An còn tự làm mạch nha từ mầm lúa và xôi nếp để bán.

Mạch nha được đựng trong những chiếc lọ thủy tinh xinh xắn, lót bằng rơm rạ rồi chuyển đi khắp nơi.

“Mạch nha được làm 100% từ mầm lúa và xôi nếp, mầm lúa được ủ và lên đúng độ sẽ đem phơi khô và giã nhỏ, sau đó trộn cùng xôi nếp ở tỷ lệ cùng với nhiệt độ. Thời gian phù hợp sẽ cho ra loại mạch nha nếp có màu vàng cánh gián và độ dẻo đặc trưng, tốt cho sức khỏe hơn là các loại đường công nghiệp”, Tâm An bày tỏ.

Với Tâm An, những ngày được sống giữa quê hương, được làm việc cùng người thân là những ngày hạnh phúc nhất.

Hiện tại, với cuộc sống đơn giản, gần gũi với gia đình và thiên nhiên, mọi thứ từ chi tiêu, quần áo, mua sắm, mỹ phẩm đều được đơn giản và tiết kiệm hơn. Phải nắng gió nhiều hơn, làn da cũng sạm đen hơn, làm việc chân tay nhiều nên trông cũng “bần bần” hơn nhưng với Tâm An, mỗi chặng đường cô đi qua, dù ở đâu cũng trân quý vô cùng. Đặc biệt, những ngày được sống giữa quê hương với mênh mông là cánh đồng và núi rừng, được làm việc cùng người thân là những ngày hạnh phúc nhất.

(Theo Dân Việt)

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.928.419 VNĐ / tấn

376.79 UScents / lb

0.14 %

+ 0.51

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.60

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Việt kiều livestream bán gạo tại nhà máy
7 giờ trước
Không xuất hiện như đại diện nhãn hàng, đích thân chủ doanh nghiệp dẫn dắt phiên livestream diễn ra ngay tại nhà máy gạo
Tin vui cho trứng, thịt xuất ngoại
9 giờ trước
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết trong quý I/2025, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 131,3 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái
Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
1 ngày trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
1 ngày trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.