Cổ phần hoá doanh nghiệp Việt: Nhật muốn mức giá “mềm” hơn

10/12/2018 09:03
“Bên bán là chính phủ Việt Nam mong muốn bán cổ phần với giá cao, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài xét thấy giá bán đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rất khó có nhu cầu mua”.

Đây là ý kiến được Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nêu ra trong báo cáo mới đây khi đề cập đến vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Chính phủ đã tiến hành xây dựng lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sửa đổi rất nhiều các quy định liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Tuy nhiên, cho đến nay tiến độ thoái vốn vẫn rất chậm chạp, việc đạt mục tiêu vốn dĩ đã được đặt ra như "tăng cường quản trị doanh nghiệp" và "nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh" mà ban đầu hoạt động cải cách doanh nghiệp nhà nước đã hướng tới vẫn còn nửa vời.

JCCI cho biết, cho đến nay các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư cổ phần thiểu số với tư cách là nhà đầu tư chiến lược hoặc thành lập liên doanh tại rất nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt nam (bao gồm cả các doanh nghiệp tài chính ngân hàng), và cũng còn rất nhiều doanh nghiệp Nhật hiện đang xem xét việc đầu tư vào các doanh nghiệp này.

Đánh giá của JCCI, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thoái vốn còn chậm chạp, nhưng trước hết cần phải xem xét lại các quy định hiện hành về bán vốn cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước tốt và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Theo đó, JCCI đề xuất 3 nguyên vọng. Thứ nhất, liên quan đến việc xác định mức giá hợp lý khi bán vốn cổ phần của nhà nước. “Chúng tôi hiểu rằng bên bán là chính phủ Việt Nam mong muốn bán cổ phần với giá cao, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài xét thấy giá bán (giá đấu giá tối thiểu) do phía Việt nam đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rất khó có nhu cầu mua”, JCCI cho hay.

JCCI phân tích, hiện nay, liên quan đến phương pháp xác định giá bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước theo như quy định của Nghị định 126 và Nghị định 32, có tồn tại hai vấn đề là phương pháp định giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước do các tổ chức định giá thực hiện đang khác biệt khá xa so với tiêu chuẩn định giá cổ phiếu quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã niêm yết trên sàn, nhiều trường hợp do thanh khoản trên thị trường kém nên hình thành giá cổ phiếu không hợp lý, nên sẽ rất khó để các nhà đầu tư blue-chip của nước ngoài trong đó có Nhật Bản có thể chấp nhận về giá.

Mặt khác, quy mô của các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước chủ lực là rất lớn, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài rất khó có thể hiểu rõ nội dung ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn đa tầng này. Do vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu tách riêng các công ty con, công ty cháu trong tập đoàn một cách rõ ràng theo nội dung ngành nghề để ưu tiên đầu tư.

Thứ hai, thực hiện quy trình bán vốn cổ phần của nhà nước sao cho gần với quy trình M&A theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, cần phải đảm bảo việc đánh giá đầy đủ thực trạng và các vấn đề của doanh nghiệp bán vốn thông qua quá trình rà soát đặc biệt (dưới đây gọi là DD) liên quan đến luật pháp, tài chính, thuế, và đưa vào hợp đồng (hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, hợp đồng cổ đông) các giải pháp đối với các vấn đề đã được làm rõ qua quá trình DD.

Đối với các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng tốt là các doanh nghiệp niêm yết của nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản, do nghĩa vụ giải trình trước cổ đông, hội đồng quản trị của công ty khi quyết định đầu tư liên quan đến các dự án M&A sẽ phải thực hiện việc đánh giá các phân tích rủi ro, rà soát, các đối sách trong quy trình nêu trên một cách thận trọng. Nếu quy trình này không đầy đủ thì khả năng nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia tiếp dự án sẽ là rất thấp.

Thứ ba, tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối theo quy định hiện hành, do đó mà đa số vẫn bị hạn chế đầu tư nước ngoài.

Nghĩa là, các doanh nghiệp Nhật, đang đa phần là đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp nhà nước mà chỉ được chấp nhận đầu tư của cổ đông thiểu số theo luật định (hầu hết là không giữ quyền phủ quyết (nắm trên 35% cổ phần có quyền biểu quyết) theo luật doanh nghiệp).

Với những trường hợp vì hạn chế của các quy định pháp luật mà nhà đầu tư chỉ có thể góp vốn của cổ đông thiểu số như vậy, thì để thu hút các nhà đầu tư tốt thì cần phải tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư một cách dài hạn.

Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp mục tiêu là công ty tư nhân, thì thông thường nhà đầu tư sẽ kí hợp đồng giữa các cổ đông với nhau, trong đó sẽ quy định các điều khoản “nghiêm cấm nhà đầu tư bán cổ phần cho đối thủ cạnh tranh”, “hạn chế pha loãng cổ phiếu”, “quyền ưu tiên mua, quyền ưu tiên đàm phán khi bán cổ phiếu” để bảo vệ quyền lợi của mình.

Đặc biệt, do việc bán vốn cổ phần của nhà nước bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành, khi bán tiếp vốn cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai, nếu doanh nghiệp trúng đấu giá là đối thủ cạnh tranh của nhà đầu tư Nhật Bản đang đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp đó thì sẽ gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư từ trước...

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
12 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
13 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
14 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
14 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
14 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
15 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.