Cổ phần hóa: “Đừng biến tài sản tốt thành không tốt”

21/11/2018 14:49
Theo ông Nguyễn Đình Cung, cổ phần hóa cần tập trung chất hơn lượng, chuyển tài sản chưa tốt thành tài sản tốt, chứ đừng biến tài sản tốt thành không tốt...

"Trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới thì doanh nghiệp đứng thứ 500 đang có tài sản lớn gấp đôi so với 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam, nên phải phấn đấu thời gian tới Việt Nam có doanh nghiệp lọt vào top 500 thế giới", Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung kì vọng.

Sáng ngày 21/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đình Cung khẳng định doanh nghiệp nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục là lực lượng kinh tế chưa thể thay thế được trong phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Cung cho rằng, mục tiêu của tái cơ cấu kinh tế là nâng cao hiệu quả, sử dụng nguồn lực của từng doanh nghiệp trong khối doanh nghiệp nhà nước của quốc gia, và thời gian qua đang thực hiện tái cơ cấu trên 3 mảng vấn đề.

Vấn đề thứ nhất là buộc các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Thứ hai, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhà nước thông qua việc áp dụng chuẩn mực quốc tế. Và thứ ba là cổ phần hóa và thoái vốn.

"Hiện nay, chúng ta chỉ chủ yếu tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn, nhưng tôi cho rằng hai mảng đầu tiên là hoạt động theo nguyên tắc thị trường và hiệu quả quản trị của doanh nghiệp nhà nước quan trọng hơn. Chúng ta đang hi vọng sau khi cổ phần hóa và thoái vốn sẽ dẫn đến hoạt động theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quản trị doanh nghiệp, nhưng như thế là ngược, phải làm tốt hai mảng kia trước rồi mới bắt tay vào cổ phần hóa và thoái vốn", ông Cung cho biết.

Dù vậy, lãnh đạo CIEM cũng ghi nhận về nguyên tắc thị trường, trong thời gian qua Chính phủ đã có sự thay đổi, không còn những chỉ đạo, chỉ định vay vốn cho doanh nghiệp nhà nước như trước đây, và cũng không còn cấp vốn để bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thua lỗ mà đã áp dụng theo nguyên tắc thị trường.

Không đề cập lại những số liệu báo cáo về hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua, ông Nguyễn Đình Cung đi sâu vào các vấn đề đang đặt ra, cần phải giải quyết trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, Viện trưởng CIEM cho rằng, hiện chúng ta chưa tính đúng, tính đủ chi phí, tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Chỉ khi doanh nghiệp cổ phần hóa mới tiến hành đánh giá tài sản của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, như vậy là chưa đầy đủ.

"Đáng lẽ phải đánh giá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước, vì nếu không định giá tài sản thì không thể biết được sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước như thế nào. Nhiều khi, giá trị thực của doanh nghiệp còn lớn hơn nhiều so với giá sổ sách", ông Cung nói.

Vấn đề thứ hai lãnh đạo CIEM đưa ra là chủ sở hữu đang giao chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho các doanh nghiệp nhà nước rất thấp. Với vai trò là người đứng đầu, là ông chủ, ông Cung cho rằng lẽ ra chủ sở hữu sẽ không thể chấp nhận doanh nghiệp có lợi nhuận kinh doanh, lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi đi vay.

Thứ ba, ông Nguyễn Đình Cung nhận định, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh.

"Tôi cho rằng đây là điểm rất gò bó doanh nghiệp, không để doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Một trong những điểm thể hiện điều này là quy định là không được trả lương cho cán bộ nhân viên theo cơ chế thị trường. Cứ có ông nào được trả lương 1 tỷ đồng/năm là bị quy kết lương cao. Vấn đề ở đây là phải tính xem họ làm ra được bao nhiêu tiền chứ không phải là lương họ bao nhiêu", lãnh đạo CIEM nêu quan điểm.

Về vấn đề quản trị doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Cung nhận định, hiện các doanh nghiệp nhà nước đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản trị, nhưng quá trình công khai minh bạch thông tin thì vẫn chưa làm tốt, còn lơ là. Ông đánh giá đây là vấn đề dễ làm và không mất tiền, quy định cũng đã có, nhưng các doanh nghiệp còn bỏ qua, không làm hoặc làm cho có, miễn cường, cho nên cần phải có áp lực buộc doanh nghiệp phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch thông tin hoạt động.

Trên cơ sở đưa ra một số tồn tại trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, ông Nguyễn Đình Cung kiến nghị với tư cách là chủ sở hữu, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng thông qua Ủy ban quản lý vốn nhà nước giao nhiệm vụ và chỉ tiêu đủ cao để những người nỗ lực tối đa hoàn thành được nhiệm vụ, chứ không phải giao nhiệm vụ mà ai cũng có thể hoàn thành.

"Không thể chấp nhận lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất cho vay, mà phải cao hơn. Hãy đầu tư có chọn lọc, gây áp lực, nên đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chứ không phải đầu tư tràn lan. Có như vậy thì sau vài năm chúng ta mới có thể có được những tập đoàn kinh tế lớn", Viện trưởng CIEM kiến nghị.

Viện dẫn thêm cho đề xuất này, ông Cung đề cập đến danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới thì doanh nghiệp đứng thứ 500 đang có tài sản lớn gấp đôi so với 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam.

"Có nghĩa là tài sản của 3 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của chúng ta chỉ bằng một nửa của họ, nên chúng ta phải đặt ra mục tiêu, phải phấn đấu để trong thời gian tới Việt Nam có doanh nghiệp lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới", ông Cung kì vọng.

Song song với đó, ông Cung cũng đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ rào cản để doanh nghiệp nhà nước tự chủ kinh doanh. Có nghĩa là nhà nước có thể xác định ngành nghề kinh doanh, còn làm như thế nào thì để cho lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.

Thứ ba, lãnh đạo CIEM đề xuất quá trình cổ phần hóa cần tập trung làm chất lượng hơn là số lượng, phải chuyển từ tài sản chưa tốt thành tài sản tốt, tài sản tốt thì tốt hơn, chứ đừng biến tài sản tốt thành không tốt.

Nối tiếp ý kiến của ông Nguyễn Đình Cung, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An thừa nhận quá trình cổ phần hóa, chuyển giao 6 doanh nghiệp do Bộ Công Thương quản lý về SCIC còn chậm và cho biết sẽ đẩy mạnh tiến trình chuyển giao các doanh nghiệp này trong thời gian sớm nhất.

Về quản trị đầu tư và quản trị doanh nghiệp, ông Đặng Hoàng An nêu quan điểm khác so với ông Cung. Ông An cho rằng, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đúng là mục tiêu, còn nâng cao quản trị doanh nghiệp, thoái vốn nhà nước chỉ là biện pháp.

"Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải cắt giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, và sinh lời là rất quan trọng, và với doanh nghiệp nhà nước thì phải nhấn mạnh mục tiêu này", Thứ trưởng Bộ Công Thương nói.

Đối với mức đãi ngộ cho lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước, ông Đặng Hoàng An cho rằng, các chủ tịch, CEO của doanh nghiệp nhiều khi không quá đặt nặng vấn đề về đãi ngộ, lương thưởng mà chủ yếu là họ có khát vọng hay không.

"Động lực đầu tiên của doanh nghiệp bắt nguồn từ chính các CEO. Các CEO phải có khát vọng, phải chọn được nhân sự có dám làm, có trách nhiệm thì doanh nghiệp hoạt động mới có hiệu quả", ông An nói.

Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Lao động thương binh và Xã hội cũng cho rằng, đối với mức lương của lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần phải được xem xét trong thời gian tới.

"Ông Nguyễn Đình Cung cho rằng không nên nhìn vào mức lương của lãnh đạo mà phải nhìn vào hiệu quả làm việc của họ, tuy nhiên doanh nghiệp không phải là của một người, phải có sự chia sẻ, phải giảm chênh lệch quá mức và chính sách tiền lương của doanh nghiệp nhà nước phải được quy định trong thời gian tới", lãnh đạo Bộ Lao động thương binh và Xã hội cho biết.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
4 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
3 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
14 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.
Những khuyến cáo hành khách mua vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
14 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo hành khách chủ động đặt mua vè máy bay Tết Nguyên đán 2025 từ sớm để có các mức giá vé máy bay ưu đãi và mua vé trên website, ứng dụng di động, phòng vé và đại lý chính thức của hãng hàng không.
Xe gầm cao tầm giá trên 1 tỷ: Ford Everest áp đảo, Hyundai Santa Fe vươn lên mạnh mẽ
15 giờ trước
Hyundai Santa Fe sau khi có bản nâng cấp có thể trở thành đối trong thực sự của Ford Everest ở phân khúc này.
Xe điện mini của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chuẩn bị xuất ngoại sang thị trường lớn nhất Đông Nam Á
16 giờ trước
Mẫu xe điện mini VinFast VF 3 sắp đổ bộ thêm một thị trường Đông Nam Á.