Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng thêm 57.000 đồng chỉ sau vài phiên giao dịch, lập đỉnh lịch sử

13/03/2022 14:00
"Miễn nhiễm" với những biến động của thị trường, cổ phiếu này vẫn có chuỗi tăng ấn tượng.

Thị trường những phiên giao dịch qua không mấy tích cực khi liên tục lao dốc trước áp lực nặng nề từ nhóm cổ phiếu trụ. Dường như "miễn nhiễm" với biến động của thị trường, cổ phiếu VEF của Công ty Cổ phần Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam vẫn có chuỗi tăng rất ấn tượng trong những phiên gần đây. Trong 6 phiên gần nhất, cổ phiếu này đã tăng thêm hơn 57.000 đồng, tương đương với 27% giá trị.

VEF đánh dấu phiên tăng trần liên tiếp thứ 2 với mức giá đóng cửa ngày 11/3 là 270.800 đồng/cổ phiếu. Tính ra, so với thời điểm đầu năm, mỗi cổ phiếu VEF đã gấp đôi giá trị. Đây cũng là mức giá cao nhất lịch sử niêm yết của mã cổ phiếu này tính đến thời điểm hiện tại. Với mức thị giá này, VEF lọt vào top những cổ phiếu có thị giá "đắt đỏ" nhất sàn chứng khoán Việt.

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng thêm 57.000 đồng chỉ sau vài phiên giao dịch, lập đỉnh lịch sử - Ảnh 1.

Thanh khoản của VEF không cao, chỉ giao dịch quanh mức chục  nghìn đơn vị. Tuy nhiên, mức thanh khoản trong phiên 11/3 ghi nhận tăng đột biến lên gần 170 nghìn đơn vị khớp lệnh, gấp gần 4 lần so với khối lượng giao dịch trung bình.

Theo tìm hiểu, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) tiền thân là Khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1960 và đến năm 1995 chính thức chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước. Đến năm 2015, cổ phiếu của Công ty chính thức chào sàn UPCoM với mã VEF. Doanh chủ yếu kinh doanh trong mảng dịch vụ, quảng cáo, cụ thể là tổ chức hội chợ, triển lãm, sự kiện, hội nghị trong và ngoài nước.

Cơ cấu cổ đông của VEF khá cô đặc khi Tập đoàn Vingroup (VIC) nắm gần 139 triệu cổ phiếu, tương đương 83% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang nắm giữ 10% cổ phần công ty. 6,7% vốn còn lại tương đương hơn 11,1 triệu cổ phiếu nằm trong tay các cổ đông khác.

Lãi lớn nhờ hoạt động tài chính

Về tình hình kinh doanh, trong giai đoạn 2017 – 2019, doanh thu thuần của VEF không lớn, chỉ hơn 10 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn ghi nhận lợi  nhuận trong giai đoạn này nhờ sự khoản doanh thu tài chính, cụ thể là lãi từ cho vay và đầu tư.

Sang đến năm 2020, doanh thu của VEF giảm một nửa xuống còn hơn 9 tỷ đồng trong khi chi phí giá vốn lên đến hơn 18 tỷ. Kết quả VEF báo lỗ gộp gần 9 tỷ đồng.

Tương tự những năm trước, kết quả kinh doanh của công ty tiếp tục được ‘’gồng gánh’’ bởi mảng tài chính với khoản thu hơn 183 tỷ đồng, tăng 108 tỷ so với năm trước. Do đó, VEF vẫn lội dòng báo lãi sau thuế hơn 139 tỷ đồng.

Trong Quý 4/2021, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt hơn 3,5 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ.

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng thêm 57.000 đồng chỉ sau vài phiên giao dịch, lập đỉnh lịch sử - Ảnh 2.

Doanh thu sụt giảm mạnh, song vẫn phải gánh chi phí duy trì hoạt động, VEF ghi nhận lỗ gộp hơn 2,8 tỷ đồng. Trong khi doanh thu hoạt động chính lao dốc, mảng tài chính vẫn cứu cánh cho VEF khi đạt 114 tỷ đồng, tăng gần 47 tỷ đồng so với quý 4/2020. Đây chủ yếu đều là thu từ tiền cho vay, đầu tư nhưng không được doanh nghiệp thuyết minh cụ thể.

Kết quả, EVF  ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt hơn 110 tỷ đồng trong quý 4, hơn gấp đôi so với số lãi 54 tỷ đồng đạt được trong năm 2020.

Lũy kế cả năm 2021 doanh thu thuần đạt 6,2 tỷ đồng, giảm 33%. Cộng doanh thu tài chính trong năm 2021 đạt 403 tỷ đồng, tăng 120% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng 135% lên trên 328 tỷ đồng. EPS đạt 1.970 đồng.

Đáng chú ý, tuy lãi lớn nhờ hoạt động tài chính, song dòng tiền kinh doanh của VEF trong năm 2021 ghi nhận mức âm lớn lên tới 1.839 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước con số này chỉ ghi nhận 45 tỷ đồng. Sở dĩ dòng tiền âm chủ yếu do công ty tăng tiền để đầu tư chứng khoán với số tiền 1.458 tỷ đồng, trong khi năm trước chưa ghi nhận khoản này.

Trong đó, các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh của VEF trong năm 2021 bao gồm các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam có thời gian thu hồi lớn hơn 3 tháng với lãi suất 7,5%/năm.

Về cơ cấu tài chính, VEF có tổng giá trị nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2021 là 6.321 tỷ đồng, tăng 29% so với đầu năm. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng nợ phải trả của VEF có giá trị lớn gấp hơn 2,7 lần so với vốn chủ sở hữu. Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn có giá trị 4.921 tỷ đồng, chiếm 78% tổng giá trị nợ phải trả của công ty.


https://cafef.vn/co-phieu-cong-ty-con-cua-vingroup-tang-them-57000-dong-chi-sau-vai-phien-giao-dich-lap-dinh-lich-su-20220312125745432.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.