Cổ phiếu DIG trượt dốc, Him Lam muốn dừng cuộc chơi sau khi "vớ bẫm" hàng nghìn tỷ?

24/04/2022 08:15
Thị giá DIG hiện đã giảm một nửa so với đỉnh nhưng Him Lam vẫn còn lãi rất lớn nhờ giá vốn thấp. Sẽ không bất ngờ nếu tổ chức này tiếp tục "xả hàng" thời gian tới và dừng cuộc chơi sau khi đã chốt lời hàng nghìn tỷ.

CTCP Kinh doanh Địa ốc Him Lam vừa thông báo đã hoàn tất bán ra 4,2 triệu cổ phiếu DIG của Tổng CTCP Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC Corp). Giao dịch thực hiện trong 2 ngày 18-19/4 với giá trị ước tính tối thiểu 280 tỷ đồng. Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau khi tổ chức này bán gần 4 triệu cổ phiếu DIG trong phiên nằm sàn 15/4.

Thời gian gần đây, Him Lam liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu DIG với tần suất ngày càng dày đặc qua đó giảm tỷ lệ sở hữu xuống mức 5,86% (tương ứng 29,3 triệu cổ phiếu). Với đà bán như hiện tại, không loại trừ khả năng Him Lam sẽ sớm rời ghế cổ đông lớn DIG, thậm chí có thể thoái sạch vốn.

Cuộc chơi nghìn tỷ

Him Lam rót tiền vào DIG cuối năm 2020 sau khi một loạt tổ chức bán như Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Khahomex và cổ đông ngoại Taekwang Vina đồng loạt thoái vốn từ giữa năm. Tổ chức này chính thức trở thành cổ đông lớn của DIG từ ngày 2/12/2020 sau khi mua gần 68 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 21,49% vốn thời điểm đó.

Cùng ngày, cổ phiếu DIG xuất hiện giao dịch thỏa thuận đột biến hơn 134 triệu cổ phiếu với tổng giá trị gần 2.900 tỷ đồng, tương ứng giá bình quân 21.600 đồng/cổ phiếu. Ước tính theo mức giá này, số tiền Him Lam có thể đã chi cho thương vụ này vào khoảng 1.500 tỷ đồng.

Cổ phiếu DIG trượt dốc, Him Lam muốn dừng cuộc chơi sau khi vớ bẫm hàng nghìn tỷ? - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu DIG từ khi Him Lam trở thành cổ đông lớn

Việc mua vào số lượng lớn cổ phiếu DIG của Him Lam diễn ra sau thất bại liên quan đến kế hoạch hợp tác với DIC Corp phát triển dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu quy mô 90,5ha. Ban lãnh đạo DIC Corp xác định vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp là không có nguồn vốn để đầu tư các dự án trọng điểm và kỳ vọng việc hợp tác với Him Lam sẽ tạo dòng tiền để đẩy mạnh triển khai dự án Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu. Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được cổ đông thông qua tại Đại hội bất thường hồi tháng 9/2020.

Sau khi ngồi ghế cổ đông lớn, Him Lam không mua thêm bất kỳ cổ phiếu nào ngay cả trong đợt chào bán riêng lẻ 75 triệu cổ phiếu của DIC Corp năm ngoái mà chỉ nhận cổ tức bằng cổ phiếu (2 đợt gồm 10% của năm 2019 và 17% của năm 2020). Ước tính giá vốn của Him Lam sau điều chỉnh do chia tách của Him Lam chỉ vào khoảng 16.800 đồng/cổ phiếu.

Ngay với mức thị giá đã giảm một nửa so với đỉnh như hiện tại, Him Lam vẫn còn lãi rất lớn với khoản đầu tư vào DIG dù đã "chốt lời" hàng nghìn tỷ. Do đó, sẽ không bất ngờ nếu tổ chức này tiếp tục "xả hàng" trong thời gian tới.

Trong trường hợp quyết tâm "chia tay", Him Lam nhiều khả năng sẽ hoàn tất thoái vốn trước khi DIG triển khai phương án chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá dự kiến 30.000/đồng/cổ phiếu, nhằm đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân. Thời gian triển khai trong quý 3 - quý 4/2022.

Cổ phiếu "làm mưa, làm gió" trên sàn

Động thái chốt lời của Him Lam diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu DIG liên tục tăng nóng cùng những câu chuyện "tốn nhiều giấy mực". Cổ phiếu này tăng hơn 5 lần trong chưa đầy 6 tháng và đạt đỉnh 119.800 đồng/cổ phiếu (ngày 11/1/2022) trước khi quay đầu chóng vánh.

Trước đó không lâu, giữa đà tăng hừng hực khí thế của cổ phiếu này, Chứng khoán VDSC đã bất ngờ đưa ra dự báo có phần thận trọng đối với DIG cùng mức giá mục tiêu chỉ 36.100 đồng/cổ phiếu, tức là chỉ tương đương 1/3 mức thị giá thời điểm đó.

VDSC dự phóng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của DIG trong năm 2022 dự kiến sẽ thấp hơn so với năm 2021 do không có thu nhập đột biến. Đồng thời đề cập đến rủi ro về việc giá đất tăng cao có thể ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng tại các dự án lớn như Long Tân và Bắc Vũng Tàu và dù có quỹ đất lớn nhưng thời gian triển khai không chắc chắn.

Cổ phiếu DIG trượt dốc, Him Lam muốn dừng cuộc chơi sau khi vớ bẫm hàng nghìn tỷ? - Ảnh 2.

Định giá của VDSC về DIG hồi đầu năm

Cũng như hàng loạt cổ phiếu bất động sản khác sau cú "sập hầm" đấu giá Thủ Thiêm, DIG liên tục lao dốc mạnh với nhiều phiên sàn và có thời điểm xuống dưới 64.000 đồng/cổ phiếu (phiên 8/2), "bốc hơi" gần một nửa thị giá sau đúng 1 tháng đạt đỉnh. Tại đây, cổ phiếu này quay ngoắt 180 độ và nhanh chóng hồi lại vùng giá trên 90.000 đồng/cổ phiếu.

Đến đầu tháng 3, tới lượt Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra nhận định kém hấp dẫn đối với DIG và đà tăng mạnh của giá cổ phiếu này không phản ánh đúng giá trị cơ bản. Mức giá hợp lý VCSC đưa ra chỉ là 42.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng chưa đến một nửa thị giá DIG thời điểm đó.

Cổ phiếu DIG trượt dốc, Him Lam muốn dừng cuộc chơi sau khi vớ bẫm hàng nghìn tỷ? - Ảnh 3.

Định giá của VCSC về DIG hồi đầu tháng 3/2022

Tuy nhiên, bất chấp nhận định kém khả quan đến từ CTCK, dòng tiền nóng vẫn tiếp tục đẩy thị giá DIG một lần nữa vượt ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu trước khi trượt dốc không phanh từ tuần cuối tháng 3. DIG hiện đã giảm 43% sau đúng 1 tháng, qua đó rơi xuống 60.500 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng gần 6 tháng trở lại đây.

Cổ đông nhỏ lẻ "đông như quân nguyên"

Dù vẫn là cổ đông lớn của DIG tuy nhiên Him Lam đã "tuồn" ra ngoài thị trường một lượng lớn cổ phiếu ước tính khoảng 38 triệu đơn vị từ đầu năm 2022. Do đó, không bất ngờ khi số lượng cổ đông cá nhân, nhỏ lẻ của doanh nghiệp bất động sản này lại tăng vọt gần đây.

Theo thống kê tại ngày đăng ký cuối cùng (21/3) chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2022, DIG có 48.279 cổ đông trong đó 48.063 cổ đông trong nước và 216 nhà đầu tư quốc tế. Nhóm nhà đầu tư trong nước có đến 47.934 cá nhân nắm giữ 59,79% vốn điều lệ. So với cách đây hơn 1 năm, lượng cổ đông của DIG gấp hơn 4 lần trong khi số cổ phiếu đang lưu hành cũng đã tăng thêm hơn 180 triệu đơn vị.

Việc cổ phiếu DIG lao dốc mạnh gần đây khiến cổ đông không khỏi sốt ruột và "mong ngóng" tìm được thông tin về tình hình doanh nghiệp để "bấu víu". Vì thế, lượng nhà đầu tư đông đảo tham gia trực tiếp kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2022 tại Vũng Tàu ngày 22/4 vừa qua cũng dễ hiểu.

Năm 2022, DIG lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.900 tỷ đồng, lần lượt tăng 43% và 48% so với thực hiện trong năm 2021. Công ty dự kiến sẽ chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 17% và phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 5% từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Bên cạnh phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu, DIG dự kiến sẽ phát hành trái phiếu có tổng giá trị huy động tối đa 2.500 tỷ đồng hoặc tối đa 100 triệu USD, thời hạn từ 2-7 năm với mục đích tài trợ vốn cho các dự án đầu tư, tăng quy mô vốn, cơ cấu lại nguồn vốn.

Thời gian tới, DIG dự kiến đầu tư 9 dự án với tổng vốn hơn 6.200 tỷ đồng như dự án Khu trung tâm Chí Linh; Chung cư A5, Chung cư A4 – Chí Linh; Khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu; Khu phức hợp Cap Saint Jacques; Khu Dân cư đợt đầu 35 ha tại Đô thị mới Phú Mỹ ATA,... tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án KĐT du lịch sinh thái Đại Phước; Khu Dân cư Hiệp Phước; Khu Đô thị du lịch Long Tân, Nhơn Trạch tại Đồng Nai.

Tại khu vực phía Bắc, DIG dự kiến sẽ đầu tư dự án KĐT mới Nam Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc với diện tích 192,91 ha; Dự án Khu nhà ở Lam Hạ Center Point, Phủ Lý, Hà Nam với quy mô 13,55ha; Dự án Điểm du lịch sinh thái và vui chơi giải trí Hồ Ba Hang.

https://cafef.vn/co-phieu-dig-truot-doc-him-lam-muon-dung-cuoc-choi-sau-khi-vo-bam-hang-nghin-ty-2022042302403526.chn

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
41 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
4 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
5 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.