Cổ phiếu giảm 35% bất chấp thị trường đi lên, điều gì đang diễn ra với "ông vua" ngành xây dựng Coteccons?

18/03/2018 12:00
Mặc dù vẫn là doanh nghiệp có lợi nhuận vượt trội trong ngành xây dựng nhưng hiệu quả kinh doanh của Coteccons đang giảm sút rất nhanh.

Nhắc đến thị trường trong giai đoạn cuối năm 2017 – đầu 2018, ấn tượng đấu tiên phải kể tới nhóm tài chính – ngân hàng, nhưng nhóm thứ hai phải nhắc tên những cổ phiếu Bluechip. Dòng tiền đổ mạnh vào những nhóm cổ phiếu này không chỉ đưa VN-Index lần lượt vượt các mốc quan trọng như 1.000, 1.100 rồi 1.140 điểm, mà còn có khả năng vượt qua mức đỉnh cao nhất lịch sử. Tuy nhiên, trong cuộc vui không phải ai cũng có phần.

Đồng hành cùng thị trường tới đầu tháng 11/2017, cổ phiếu CTD của Coteccons sau đó lại đi ngược hoàn toàn với diễn biến chung. Thay vì liên tục phá ngưỡng kháng cự mạnh như VN-Index, cổ phiếu CTD chuyển thành "phá" các ngưỡng hỗ trợ. Chỉ hơn 4 tháng, cổ phiếu này đã ghi nhận mức giảm gần 35%, từ mức đỉnh 240.000 đồng về 160.000 đồng. Trong 6 phiên gần nhất, CTD đã mất gần 20.000 đồng xét về thị giá. Điều gì đang diễn ra với cổ phiếu của doanh nghiệp đứng đầu về xây dựng này?

Cổ phiếu giảm 35% bất chấp thị trường đi lên, điều gì đang diễn ra với ông vua ngành xây dựng Coteccons? - Ảnh 1.

Biến động giá cổ phiếu Coteccons trong 1 năm

Đà giảm của CTD, thực tế, bắt đầu từ nửa cuối tháng 1/2018, sau 2 lần cố gắng trở lại trong tháng 12/2017. Nguyên nhân chính kéo giá cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành về xây dựng lao dốc một cách dứt khoát là những số liệu từ BCTC năm được công bố, trong đó biên lợi nhuận và nhiều vấn đề về tài chính khiến những nhà đầu tư vào cổ phiếu này lo ngại về triển vọng trong tương lai.

Cuối tháng 1, nhiều công ty chứng khoán đã công bố BCTC nhận định về triển vọng không mấy tích cực của CTD sau những số liệu tài chính đã công bố. "Lỡ kế hoạch lợi nhuận năm 2017 do biên lợi nhuận gộp Q4/2017 thấp kỷ lục" – tiêu đề báo cáo của ACBS về Coteccons, đồng thời công ty chứng khoán này quyết định hạ khuyến nghị từ mua xuống nắm giữ. Khi đó cổ phiếu CTD còn 191.000 đồng.

Lập luận của ACBS xuất phát từ KQKD trong quý cuối cùng của năm 2017 khi doanh thu thuần của CTD đạt gần 9.000 tỷ đồng, tăng 22% nhưng lợi nhuận ròng chỉ đạt hơn 460 tỷ đồng, không tăng trưởng. Trong đó biên lợi nhuận gộp của CTD trong giai đoạn này đạt mức thấp kỷ lục 6,4%.

Nguyên nhân chính, theo ACBS, là do giá nguyên liệu tăng, một số dự án ký mới với các khách hàng trung thành có biên lợi nhuận thấp (khoảng 6%) và việc ghi nhận một số dự án bị đẩy sang năm 2018. Trong số những nguyên nhân này, hai yếu tố sau đóng vai trò chính khiến biện lợi nhuận gộp của CTD giảm mạnh. Kết quả này cũng kéo biên lợi nhuận gộp năm 2017 của CTD chỉ còn 7,4%, giảm 1,3% so với năm 2016.

Cổ phiếu giảm 35% bất chấp thị trường đi lên, điều gì đang diễn ra với ông vua ngành xây dựng Coteccons? - Ảnh 2.

Cùng quan điểm này, VCSC cho rằng Backlog xây dựng của CTD ổn định nhưng bị giá vật liệu xây dựng tăng làm ảnh hưởng. "CTD đạt tăng trưởng doanh thu mạnh 22% trong Quý 4/2017 lên 9.000 tỷ đồng nhờ backlog xây dựng cao. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm xuống 6,4% trong Quý 4/2017 từ 8% trong 9 tháng đầu năm và 8,3% trong Quý 4/2016 vì giá thép tăng 5% trong Quý 4 và 20% tính chung cả năm 2017", báo cáo của VCSC viết.

Cổ phiếu giảm 35% bất chấp thị trường đi lên, điều gì đang diễn ra với ông vua ngành xây dựng Coteccons? - Ảnh 3.

Vấn đề xa hơn là nhiều công ty chứng khoán trong dự phóng về KQKD của CTD cho rằng biên lợi nhuận của công ty sẽ tiếp tục giảm trong 2 năm tới và chỉ phục hồi vào năm 2020. ACBS dự báo biên lợi nhuận gộp của CTD sẽ giảm về 7% năm 2018 và 6,7% vào năm 2019. Lợi nhuận theo đó sẽ đạt đỉnh vào năm nay và lần đầu ghi nhận sụt giảm vào năm sau.

Ngoài vấn đề này, phải thu ngắn hạn tăng nhanh cũng đang dấy lên nhiều lo ngại. "Phải thu ngắn hạn khách hàng tăng mạnh gần 1.900 tỷ đồng trong quý IV/2017 và 2.800 tỷ trong năm 2017", báo cáo ACBS viết. Một trong những khoản phải thu lớn có liên quan là của CTCP May Diêm Sài Gòn – chủ đầu tư của dự án chung cư The Goldview với tổng giá trị hợp đồng 3.000 tỷ đồng.

Dù được Coteccons đánh giá không đáng lo ngại và ACBS cũng cho rằng ko đáng ngại, tuy nhiên việc này có thể tạo tiền lệ cho những năm sau, khi trước đó khoản mục này của công ty chưa bao giờ tăng quá 800 tỷ đồng/ năm.

Tin mới

Phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu thu lợi gần 500 tỉ đồng
9 giờ trước
Cơ quan chức năng xác định các bị can đã tiêu thụ sữa giả dành cho phụ nữ có thai, trẻ sinh non… ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
10 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
VinFast bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều mẫu ô tô điện: VF 6 thấp nhất 694 triệu đồng, thêm nhiều trang bị xịn xò đáng tiền
10 giờ trước
VinFast công bố chính sách giá bán mới cho các dòng ô tô điện, áp dụng từ cuối tháng 4/2025.
Đây là cách OPPO Find N5 phá tan khoảng cách giữa laptop và smartphone
11 giờ trước
Mỏng như smartphone, “mạnh” như laptop - OPPO Find N5 đang mở ra một cách tiếp cận mới cho người dùng hiện đại khi làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
12 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.