Cổ phiếu "rơi tự do", nhà đầu tư tại BIDV, Vietcombank, VietinBank mất tỷ đô

05/03/2018 16:24
(NTD) - Tăng điểm ấn tượng đầu phiên nhưng bất ngờ “ngã ngựa” cuối phiên, cổ phiếu BID, VCB, CTG khiến các ông chủ mất tỷ đô la.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (5/3), VN-Index có sự khởi đầu khá tốt. Ngay giờ mở cửa, chỉ số VN-Index đã tăng khá mạnh với lực cầu lớn. Cổ phiếu ngành tài chính, ngân hàng như BID, VCB, SSI, VND đi lên khá tốt, góp phần không nhỏ vào sự khởi đầu mới đầy tích cực. Sau đó, “sức nóng” giảm dần nhưng nhà đầu tư vẫn lạc quan, đặt trọn niềm tin vào một phiên xanh sàn.

Thế nhưng, kể từ sau 14h, tín hiệu tiêu cực xuất hiện rõ nét. Chỉ trong 5 phút cuối của phiên ATC, lực bán đổ ra ào ạt khiến các chỉ số “rơi tự do”. Đóng cửa phiên 5/3, VN-Index giảm 27,73 điểm, tương ứng 2,47% xuống 1.093,48 điểm. Toàn sàn ghi nhận 227,7 triệu cổ phiếu, tương đương 9.749,4 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thấp nhưng giá trị giao dịch lại rất cao chứng tỏ blue-chip đang bị nhà đầu tư tháo chạy.

Trên sàn Hà Nội, tình hình cũng không khá hơn. HNX-Index giảm 2,74 điểm, tương ứng 2,14% xuống 125,51 điểm. Toàn sàn có 70 triệu cổ phiếu, tương đương 1.287 tỷ đồng được trao tay. HNX30-Index giảm 4,34 điểm, tương đương 1,74% xuống 244,47 điểm. Có thể thấy, cổ phiếu đại gia trên sàn Hà Nội rung lắc ít hơn trên sàn TP.HCM.

28722058_1117150531761363_1889274270_n

Trong nhóm ngành tài chính, ngân hàng, BID, SSI, VND chịu thiệt hại nặng nề nhất khi giảm sàn.

Khối ngoại là người khơi mào cho đợt xả hàng ở cuối phiên ATC. Trong đó, HPG là “nạn nhân”. Hết phiên, có tới 4,07 triệu cổ phiếu HPG bị bán tháo. Trong đó, họ chỉ mua vào hơn 920.000 đơn vị. HAG cũng nằm trong danh mục bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài với con số 2,27 triệu đơn vị.

Một số mã khác cũng bị nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay bán ra như KBC (1,6 triệu đơn vị), VNM (4,45 triệu đơn vị), VRE (1,02 triệu đơn vị). Tình hình tại VNM và VRE tích cực hơn khi khối lượng mua vào vẫn nhiều hơn khối lượng bán ra.

Trên sàn TP.HCM, bên cạnh cổ phiếu ngân hàng, tài chính, HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là một trong những “tội đồ” kéo thị trường đi xuống. Chốt phiên giao dịch đầu tuần, HPG giảm sàn, giảm 4.600 đồng/CP xuống 61.700 đồng/CP.

Trong nhóm ngành tài chính, ngân hàng, BID, SSI, VND chịu thiệt hại nặng nề nhất khi giảm sàn. BID giảm 2.600 đồng/CP xuống 35.200 đồng/CP. SSI giảm 2.650 đồng/CP xuống 35.350 đồng/CP. VND giảm 1.850 đồng/CP xuống 24.650 đồng/CP.

Không giảm sàn như BID nhưng nhiều cổ phiếu ngân hàng khác cũng “rơi tự do”. VCB giảm 3.800 đồng/CP xuống 68.000 đồng/CP. VPB giảm 3.400 đồng/CP xuống 58.500 đồng/CP. CTG giảm 2.200 đồng/CP xuống 30.500 đồng/CP. EIB giảm 500 đồng/CP xuống 14.550 đồng/CP. MBB giảm 1.700 đồng/CP xuống 32.500 đồng/CP.

Giảm sàn chưa phải thiệt hại duy nhất mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Cú quay đầu 180 độ của VN-Index khiến nhà đầu tư thua lỗ thảm. Ngoài việc phải chịu mức giảm sàn, nhà đầu tư còn phải chịu thêm phần chênh lệch vì mua vào cổ phiếu với mức giá quá cao từ đầu phiên.

Ví dụ, BID giảm sàn, giảm 2.600 đồng. Như vậy, vốn hóa thị trường BIDV giảm 8.887 tỷ đồng. Ngoài thiệt hại 2.600 đồng/CP, nhiều nhà đầu tư mua vào ở mức giá 38.400 đồng/CP đầu phiên, họ đã chịu thua lỗ tới 3.200 đồng/CP, tương ứng 8,47%. Vốn hóa thị trường BIDV “bốc hơi” 10.940 tỷ đồng.

Tương tự, với mức giảm 3.800 đồng/CP, vốn hóa thị trường Vietcombank mất 13.672 tỷ đồng. Tuy nhiên, sẽ có nhiều cổ đông mất mát nhiều hơn nếu mua cổ phiếu VCB đúng “đỉnh” của ngày 5/3. Ở mức “đỉnh” 72.500 đồng/CP, cổ đông Vietcombank thua lỗ 4.500 đồng/CP, tương ứng 6,3%.

Tình hình bi đát cũng diễn ra tương tự tại VietinBank. Với mức giảm 2.200 đồng/CP của cổ phiếu CTG, vốn hóa thị trường VietinBank “bốc hơi” 8.191 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ với 3 ngân hàng lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư đã mất 30.750 tỷ đồng (khoảng 1,35 tỷ USD).

Vy Vy

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
6 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
6 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
6 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
4 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
3 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
41 phút trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
15 giờ trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.
Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép hơn 9.492 tỉ đồng qua biên giới
1 ngày trước
Nguyễn Ngọc Phương, Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường, bị cáo buộc đã chuyển tiền trái phép qua biên giới là 426 triệu USD, tương đương hơn 9.492 tỉ đồng
"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
1 ngày trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.