Cổ phiếu tăng gấp đôi thị giá chỉ sau 2 tháng tái cấu trúc và ẩn số C47

14/10/2018 14:12
Nhiều khả năng động lực tăng giá cổ phiếu C47 xuất phát từ việc chi trả cổ tức 2017 vào giữa tháng 10 sắp tới. Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc, cắt bỏ lĩnh vực ngoài ngành, phát hành huy động vốn nhằm phát triển mảng chính là thi công.

Cổ phiếu tăng đột biến

Bắt đầu đi lên cùng với xu hướng chung, cổ phiếu C47 có phần đột biến sau chuỗi ngày tích lũy tại vùng đáy. Thống kê chỉ sau khoảng 2 tháng, cổ phiếu này đã tăng mạnh gần 2 lần từ mức hơn 9.000 đồng lên xấp xỉ 19.500 đồng/cp (chốt phiên 12/10). Thanh khoản cũng bắt đầu dồi dào trở lại, trung bình đạt khoảng 70.000 đơn vị sang tay mỗi phiên.

C47 theo đó trở thành mối quan tâm của giới đầu tư sau thời gian khá thầm lặng, mới đây Công ty đã công bố họp ĐHĐCĐ bất thường 2018 nhằm thông qua việc nới room, tăng chỉ tiêu lợi nhuận theo lộ trình tái cấu trúc toàn diện. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá nhanh chóng vẫn để lại nhiều thắc mắc trong giới quan sát?

Nhiều khả năng một phần đà tăng xuất phát từ việc chi trả cổ tức 2017 vào giữa tháng 10 sắp tới. Hơn nữa, C47 cũng kế hoạch phát hành tăng vốn điều lệ từ 170,2 tỷ đồng lên 340,3 tỷ đồng hoặc cao hơn đến năm 2019. Phương án dự kiến bao gồm: (i) Cổ tức và thưởng tối đa 20% tiền mặt; (ii) cổ tức và thưởng tối đa bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 cho năm 2018; (iii) phát hành ESOP tối đa 3 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cp, hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm, tháo hạn chế 50% sau năm đầu tiên; và (iv) phát hành thêm tối đa cho đối tác chiến lược 1:1 theo vốn điều lệ hiện tại giá tối thiểu 20.000 đồng/cp.

Cổ phiếu tăng gấp đôi thị giá chỉ sau 2 tháng tái cấu trúc và ẩn số C47 - Ảnh 1.

Biến động cổ phiếu C47 trong 6 tháng qua.

Tỷ suất lợi nhuận luôn dưới 1%

Nhìn vào bức tranh tài chính, là đơn vị có thâm niên trong mảng xây lắp, tuy nhiên tình hình kinh doanh C47 nhiều năm liền không mấy khả quan, khi mà gần như không đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra, tỷ suất lợi nhuận luôn ở mức thấp, dưới 1%.

Phân tích sâu, bức tranh màu xám trên chủ yếu do gánh nặng từ chi phí mặc dù tình hình hoạt động thi công vẫn đang diễn ra bình thường với mức doanh thu tương đối ổn định. Có thể, bộ máy nhân sự cồng kềnh ngốn nhiều chi phí lương cùng những khoản vay lớn dẫn đến áp lực về mặt tài chính. Và hơn hết, giá vốn hàng bán luôn chiếm phần lớn doanh thu với tỷ trọng trước năm 2018 đến 90%.

Cổ phiếu tăng gấp đôi thị giá chỉ sau 2 tháng tái cấu trúc và ẩn số C47 - Ảnh 2.

Áp lực chi phí, lợi nhuận biên C47 luôn dưới 1%.

Một điểm đáng chú ý khác, mới đây, HĐQT mới của C47 chính thức tham gia và tái cấu trúc toàn diện hoạt động Công ty. Đồng thời, HĐQT mới cũng giao khoán và quản lý cho thuê thiết bị, cấu trúc các khoản vay dài hạn mua thiết bị sang phương thức thuê tài chính.

HĐQT mới muốn tái cấu trúc toàn diện

Theo tìm hiểu, chi tiết về công cuộc tái cấu trúc bao gồm:

(1) Nhân sự: ĐHĐCĐ thường niên 22/4 năm nay đã thông qua đơn từ nhiệm của 4 thành viên HĐQT đồng thời giảm số lượng từ 7 về 5 người, thành viên ban Tổng Giám đốc cũng giảm từ 7 xuống 5 người, nhân sự toàn Công ty giảm từ 1.132 xuống còn 852 người. Hơn nữa, ghi nhận sau 6 tháng tái cấu trúc, số phòng chức năng giảm từ 9 về còn 6 phòng, xí nghiệp xây dựng trực thuộc giảm từ 15 về còn 6 đơn vị… Tương ứng, quỹ lương Công ty đã giảm mạnh, từ mức 30% tổng doanh thu trong quý 1 giảm phân nửa về tỷ trọng 15% đến quý 2/2018.

(2) Cắt bỏ những khoản đầu tư ngoài: Đơn cử vào quý 3 năm ngoái C47 đã tiến hành thoái vốn tại Thủy điện Định Bình, giá bán 30.000 đồng/cp, tức thu lợi 30 tỷ đồng và đã hạch toán vào kết quả kinh doanh khác trong kỳ kế toán.

Bước sang năm 2018, song song công tác nhượng quyền khai thác mỏ đá Bình Đê (giá trị 10 tỷ), thoái vốn tại chi nhánh Tp.HCM cùng mảnh đất liền kề 20 tỷ đồng, mới đây C47 vừa thông qua việc chuyển nhượng tài sản trên đất thuộc dự án Nhà máy Gạch Phước Thành (đơn vị nhận bàn giao là CTCP Phú Tài với giá trị thương thảo gần 19 tỷ đồng).

Hiện, Công ty tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn tại Thủy điện Buôn Đôn với giá trị đầu tư 26,8 tỷ đồng (tương đương nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu, đang niêm yết trên UpCOM với mã BSA).

(3) Thanh lý thiết bị cũ, thu hồi vốn trả nợ ngân hàng: Công cuộc này ghi nhận đã được triển khai 2 đợt kể từ tháng 4/2018. Hiện, máy móc thiết bị cũng được C47 khấu hao nhanh. Trong đó, tính đến cuối quý 2/2018, tài sản cố định còn lại theo giá trị sổ sách Công ty là 776 tỷ đồng (nguyên giá là 1.536 tỷ và giá trị hao mòn lũy kế đã khấu hao là 760 tỷ), chiếm 34,72% tổng tài sản.

Cổ phiếu tăng gấp đôi thị giá chỉ sau 2 tháng tái cấu trúc và ẩn số C47 - Ảnh 3.

(4) Giảm nợ vay: Vốn thu hồi từ thoái vốn, thanh lý tài sản được C47 sử dụng để giảm nợ vay, từ đó giảm áp lực chi phí lãi.

Kết quả ban đầu cho thấy, chi phí lãi vay giảm, biên lợi nhuận cải thiện nhẹ. Nửa đầu năm, doanh thu C47 giảm 24% về 389 tỷ, lãi gộp giảm với tỷ lệ thấp hơn khoảng 15%, biên lãi gộp cải thiện từ 16,8% cùng kỳ năm trước lên 19%. Theo đó, lãi ròng Công ty ghi nhận 6,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Riêng về lãi vay, theo chia sẻ từ lãnh đạo C47, trong quý 3 Công ty dự giảm được 150 tỷ đồng nợ gốc, hướng đến mục tiêu giảm đáng kể dư nợ vay từ mức 1.000 tỷ về chỉ còn 400 tỷ đồng thời gian tới. Với những kỳ vọng trên, Công ty tiến hành điều chỉnh kế hoạch lãi sau thuế từ mức 21 tỷ lên 100 tỷ đồng, tức tăng 5 lần. Và như vậy, những tháng cuối năm C47 kỳ vọng thu về mức lãi ròng khá lớn từ trước đến nay hơn 93 tỷ.

Cổ phiếu tăng gấp đôi thị giá chỉ sau 2 tháng tái cấu trúc và ẩn số C47 - Ảnh 4.

Nguồn: Tổng hợp BCTC.

Tuy nhiên bấy nhiêu đây chưa đủ để khẳng định được điều gì, có thể thấy rằng C47 cần thời gian nhiều hơn để làm mới toàn bộ.

Về C47, tiền thân là Xây dựng Thủy lợi 7, hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình thủy lợi, thủy điện, hầm bằng thiết bị Robot TBM. Sớm thành lập vào năm 1975, C47 thầu thi công chính tại các công trình trọng điểm như Thủy điện Trung Sơn (260MW), Thủy điện Thượng Kon Tum (220MW), Thủy điện Đa Nhim mở rộng (80MW), Thủy lợi Văn Phong, Thủy lợi Nước Trong… Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC) tại dự án Đập Định Bình, hiện C47 đang tiếp tục thi công Đập RCC Tân Mỹ.

Đến cuối năm 2004, Công ty tiến hành cổ phần hóa và chính thức niêm yết trên sàn HoSE vào năm 2011 với mức vốn điều lệ 80 tỷ đồng. Kể từ khi niêm yết đến hết năm 2016, mảng xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, hầm ngầm là hoạt động cốt lõi của C47 khi đóng góp tỷ trọng khoảng 90% vào doanh thu thuần, hiện Công ty có vốn điều lệ hơn 170 tỷ đồng.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
29 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
16 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
41 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
33 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.