Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong "mùa Covid"?

13/11/2021 07:33
Giá cổ phiếu một số doanh nghiệp ngành đường sắt tăng gấp đôi từ đầu năm 2021 đến nay.

Nhắc đến các doanh nghiệp ngành đường sắt, cũng rất ít các nhà đầu tư quan tâm. Thứ nhất do lượng cổ phần "tự do" bên ngoài không nhiều, dẫn đến thanh khoản thấp. Thứ hai, do nhiều doanh nghiệp ngành đường sắt lâu này đều kinh doanh thua lỗ. Thậm chí đã có nhiều doanh nghiệp rời sàn chứng khoán.

Thế nhưng, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, ngành vận tải gặp khó, thì cũng là lúc giá cước vận tải tăng cao, ngành logistic lên ngôi. Đầu tiên là việc vận tải biển đình trệ, khiến các doanh nghiệp vận tải biển trong nước "bỗng dưng" được quan tâm, sau đó là các doanh nghiệp vận tải, cảng biển và kể cả ngành vận tải đường sắt. Dù vậy, việc tăng giá cước vận tải không đủ bù đắp với việc thiếu hụt vận tải hành khách.

Trên thực tế, vẫn còn 4-5 doanh nghiệp ngành đường sắt còn chứng khoán giao dịch trên sàn, nhưng phần lớn trong số đó đều không cập nhật kết quả kinh doanh theo quý. Hiện tại có 3 doanh nghiệp là Đường sắt Hà Nội (HRT), đường sắt Sài Gòn (SRT) và Tổng công ty Công trình đường sắt (RCC) đã cập nhật kết quả kinh doanh quý 3/2021 và 9 tháng đầu năm.

Nhìn chung, sau 9 tháng đầu năm 2021, ngoài Tổng công ty công trình đường sắt có lãi, thậm chí lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, thì cả Đường sắt Hà Nội và Đường sắt Sài Gòn đều còn kinh doanh thua lỗ. Tuy vậy nếu xét kỳ, việc thua lỗ của cả HRT và SRT đều giảm thiểu rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

SRT giảm lỗ gần một nửa so với cùng kỳ

Đường sắt Sài Gòn ghi nhận doanh thu trong quý 3 giảm hơn một nửa so với cùng kỳ, còn 132,4 tỷ đồng, trong khi giá vốn cao hơn nên công ty đã lỗ gộp hơn 17 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Nhờ chi phí tài chính, chi phí bán hàng và cả chi phí quản lý doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ nên lỗ quý 3 của SRT còn 37,6 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 16 tỷ đồng so với số lỗ 53,7 tỷ đồng trong quý 3/2020.

Còn tính chung 9 tháng đầu năm 2021 doanh thu SRT vẫn giảm 33% so với cùng kỳ, còn gần 649 tỷ đồng. Nhờ chi phí vốn giảm, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nên lỗ 9 tháng còn hơn 61 tỷ đồng, giảm được gần một nửa so với số lỗ 113 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2021. Đặc biệt BCTC ghi nhận khoản thu nhập khác hơn 27 tỷ đồng, trong đó có hơn 24 tỷ đồng là tiền phạt thu được (từ phí trả vé).

Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong mùa Covid? - Ảnh 1.

Đường sắt Hà Nội giảm lỗ quý 3 đến 73% so với cùng kỳ

Doanh thu quý 3 của Đường sắt Hà Nội cũng giảm 38% so với cùng kỳ, còn 283 tỷ đồng. Và khác với Đường sắt Sài Gòn, thì đường sắt Hà Nội vẫn lãi gộp 27 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ nhờ chi phí vốn giảm sâu.

Trên thực tế quý 3 vừa qua dịch bệnh bùng phát mạnh ở các tỉnh thành phía Nam, nên sức ảnh hưởng của doanh nghiệp đường sắt Sài Gòn lớn hơn rất nhiều so với Đường sắt Hà Nội. Nhờ cắt giảm thêm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp nên quý 3 Đường sắt Hà Nội chỉ còn lỗ hơn 12,7 tỷ đồng, giảm lỗ 35 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 73% so với số lỗ 47 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3 năm ngoái.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021 Đường sắt Hà Nội đạt 1.081 tỷ đồng doanh thu, giảm 26,7% so với cùng kỳ. Nhờ cắt giảm chi phí, cộng thêm khoản thu nhập khác hơn 25 tỷ đồng (trong đó có 19,5 tỷ đồng thanh lý tài khoản), dẫn đến lũy kế 9 tháng HRT cũng cũng chỉ còn hơn 88 tỷ đồng, giảm được 52 tỷ đồng so với số lỗ 140 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020.

Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong mùa Covid? - Ảnh 2.

Tổng công ty công trình đường sắt báo lãi tăng 38% so với cùng kỳ

Trong khi 2 doanh nghiệp đường sắt 2 đầu cầu đất nước là HRT và SRT đều có lỗ, dù cải thiện mạnh so với cùng kỳ, thì Tổng công ty công trình đường sắt (RCC) lại ghi nhận doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2021 đạt 386 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 32 tỷ đồng, tăng trưởng 38% so với số lãi hơn 23 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020. EPS đạt 2.018 đồng.

Số lãi của Tổng công ty công trình đường sắt còn đáng kể hơn khi quý 3 nói riêng và 9 tháng đầu năm 2021 nói chung không ghi nhận khoản doanh thu tài chính 113 tỷ đồng do thu lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy vậy chi phí tài chính cũng giảm mạnh nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư chứng khoán.

Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong mùa Covid? - Ảnh 3.

Giá cổ phiếu ngành đường sắt cũng tăng mạnh

Giá cước vận tải tăng, giá xăng dầu tăng cũng là những điểm nhấn làm cho ngành logistic bị tác động lớn. Giá các mã chứng khoán của các ngành liên quan logistic cũng tăng. Trên thị trường cổ phiếu HRT đang giao dịch quanh mức giá 7.400 đồng/cổ phiếu, tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm, thanh khoản cũng tăng mạnh với hàng chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong mùa Covid? - Ảnh 4.

Cổ phiếu SRT của Đường sắt Sài Gòn đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2021 đến nay, hiện giao dịch quanh mức 6.900 đồng/cổ phiếu, Cùng với đó là thanh khoản tăng mạnh so với những tháng đầu năm. Hiện tại đã có hàng nghìn đến hàng chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong mùa Covid? - Ảnh 5.

Cổ phiếu RCC của Tổng công ty đường sắt có thanh khoản không cao, nhưng hiện đang giao dịch với mức giá 23.800 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường xấp xỉ 370 tỷ đồng. Bên cạnh đó Tổng công ty đang lên kế hoạch thoái vốn tại loạt các công ty con với kỳ vọng tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, tái cơ cấu doanh nghiệp.

Cổ phiếu tăng mạnh, doanh nghiệp ngành đường sắt làm ăn ra sao trong mùa Covid? - Ảnh 6.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.