Cổ vật của vua Càn Long suýt trở thành tang vật trong "vụ lừa đảo" hơn 300 tỷ đồng

12/02/2022 18:28
Vụ kiện liên quan đến bức tranh do vua Càn Long vẽ làm chấn động Trung Quốc khi chuyên gia thẩm định dẫn người đến mua tranh với giá rẻ, rồi bán lại với giá cao gấp 500 lần.

Hoạ phẩm trong 1 phút ngẫu hứng của vua Càn Long

Theo trang QQ của Trung Quốc, có thông tin cho rằng vào năm Càn Long thứ 15 (1750), tức là khi vua Càn Long 40 tuổi, để bắt chước chuyến tuần du của các vị vua Nghiêu, Thuấn, Vũ nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc đến "Ngũ Nhạc" (5 ngọn núi thiêng của nước này, bao gồm: Đông Nhạc - Thái Sơn, Tây Nhạc - Hoa Sơn, Nam Nhạc - Hành Sơn, Bắc Nhạc - Hằng Sơn và Trung Nhạc - Tung Sơn), Càn Long đã cho tổ chức một chuyến tuần du quy mô lớn đến Trung Nhạc - Tung Sơn.

Vào ngày 17/8 năm đó, Càn Long đưa Hoàng thái hậu, Thân vương, Bối lặc và văn võ bá quan đi thăm Hà Nam - nơi có Tung Sơn.

Ngày 30/9, đoàn người của Càn Long đã đến Tung Sơn. Vào một ngày đầu tháng 10, Càn Long đã đến học viện Tung Dương - một trong bốn học viện lớn ở Trung Quốc thời bấy giờ, chiêm ngưỡng cây bách còn tồn tại từ thời nhà Hán tại nơi đây. Lúc đó, Càn Long đột nhiên cao hứng, liền vẽ lại phong cảnh trước mắt và còn đề cả thơ bên trên.

Cổ vật của vua Càn Long suýt trở thành tang vật trong vụ lừa đảo hơn 300 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ" và cảnh thực tế cây bách còn tồn tại từ thời nhà Hán tại Tung Sơn (Hà Nam, Trung Quốc). Ảnh: qq.com

Kể từ đó, bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ" trở thành tác phẩm tiêu biểu của Càn Long và được lưu truyền trong Hoàng cung. Tuy chỉ đơn giản là một trong những bức tranh của hoàng đế thời bấy giờ, nhưng cùng với sự biến thiên của lịch sử, nó cũng mang một số ý nghĩa đặc biệt.

Tuy nhiên, vào cuối thời nhà Thanh, do bối cảnh "thù trong giặc ngoài", "Tung Dương Hán Bách Đồ" cũng bị thất lạc trong chiến loạn. Không ai biết bức tranh này đã bị mất từ ​​khi nào, chứ đừng nói là nó mất ở đâu.

Bức tranh mất tích 100 năm bỗng xuất hiện trở lại

Hơn một trăm năm sau, "Tung Dương Hán Bách Đồ" bỗng xuất hiện trở lại trong một chương trình thẩm định cổ vật của Đài truyền hình tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào năm 2009. Vào thời điểm đó, bức tranh được sở hữu bởi hai anh em Chu Vân đến từ thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam), và mục đích chính của việc thẩm định là để biết cổ vật này của tổ tiên họ có giá trị như thế nào.

Khi đó, hai anh em Chu Vân đã mang "Tung Dương Hán Bách Đồ" đến chương trình thẩm định cổ vật. Ngay lập tức, một chuyên gia cổ vật tên là Lưu Nham đã chủ động làm quen và nhận thẩm định bức tranh miễn phí. Hai anh em Chu Vân rất ấn tượng với sự nhiệt tình của Lưu Nham nên đã không ngần ngại khoe báu vật của tổ tiên với ông Lưu.

Sau một hồi nghiên cứu, Lưu Nham nói với hai anh em Chu Vân: "Bức tranh này tuy cổ, nhưng là đồ giả. Nó mô phỏng "Tung Dương Hán Bách Đồ" vào cuối thời nhà Thanh. Với tình hình hiện tại, nó có giá hàng chục nghìn Nhân dân tệ" (NDT, khoảng vài chục triệu VNĐ).

Nghe những gì Lưu Nham nói, hai anh em Chu Vân vô cùng sửng sốt, đều biết đây là bức tranh cổ do tổ tiên truyền lại, nhưng không ngờ lại là đồ giả. Sau đó, hai anh em họ thất thểu trở về nhà.

Cổ vật của vua Càn Long suýt trở thành tang vật trong vụ lừa đảo hơn 300 tỷ đồng - Ảnh 2.

Hai anh em Chu Vân đến từ thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ảnh: qq.com

Không lâu sau, Lưu Nham đưa một nhà sưu tập đồ cổ tên là Trình Công đến gặp Chu Vân và giải thích tình hình cho Chu Vân. Ý của Lưu Nham rất rõ ràng, Trình Công sẵn sàng trả giá cao để mua lại bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ" giả trong tay Chu Vân. Chu Vân nghe xong liền cảm thấy chuyện này khá đáng tin cậy, nên đồng ý thương lượng với Trình Công.

Sau đó, Trình Công đã mua thành công "Tung Dương Hán Bách Đồ" với mức giá 170.000 NDT (hơn 600 triệu VNĐ). Về việc này, hai anh em Chu Vân trong lòng cảm thấy rất may mắn, không ngờ bức tranh được chuyên gia cho rằng là "đồ giả" lại có thể bán với giá cao như vậy. Đối với họ, vào thời điểm đó, 170.000 NDT là hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng.

"Vụ lừa đảo lớn"

Hơn một năm sau khi nhận số tiền 170.000 NDT, hai anh em Chu Vân bỗng biết được một thông tin rằng bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ" mà tổ tiên họ truyền lại được bán với giá cao ngất ngưởng 87 triệu NDT (hơn 310 tỷ VNĐ) vào tháng 6/2011.

Hai anh em Chu Vân cảm thấy rất tức giận và nhận định rằng rất có thể đây là một trò lừa đảo. Có lẽ ngay từ đầu, chuyên gia Lưu Nham đã cố tình nhận định bức tranh là "đồ giả", khiến họ nhầm tưởng là bức tranh không có giá trị. Sau đó, Lưu Nham và một "đồng phạm" là Trình Công đến mua tranh. Có thể khẳng định rằng, vào thời điểm đó, chỉ cần một mức giá tương đối cao được đưa ra, hai anh em Chu Vân chắc chắn sẽ rất vội vàng bán tranh.

Về vấn đề này, hai anh em Chu Vân cảm thấy rằng họ đã bị lừa dối và kiện Lưu Nham ra tòa. Khi tòa án và các bộ phận liên quan tiến hành điều tra, họ phát hiện ra một điều bất ngờ, hóa ra có hai chuyên gia cổ vật tên là Lưu Nham. Và người thẩm định bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ" của hai anh em Chu Vân là Lưu Nham đến từ Bắc Kinh.

Có thông tin xác thực về việc ông Lưu Nham này từng chụp ảnh ba đầu thú trong Viên Minh Viên và chiếc bình lục giác màu phấn hồng của Càn Long, đồng thời đã tham gia nhiều chương trình thẩm định cổ vật. Danh tính và uy tín của người này là hoàn toàn có thật.

Cổ vật của vua Càn Long suýt trở thành tang vật trong vụ lừa đảo hơn 300 tỷ đồng - Ảnh 3.

Chuyên gia giám định cổ vật Lưu Nham. Ảnh: sohu.com

Lưu Nham cũng kiên quyết không thừa nhận tội lừa đảo và đưa ra rất nhiều lời giải thích cho sự việc liên quan đến bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ".

Ý của ông ta là bản thân đã thu thập gần như tất cả những bức tranh "Tung Dương Hán Bách Đồ" giả. Do thổi giá nên bức tranh mới có giá lên tới 87 triệu NDT, chứ xét theo tình hình thực tế, giá trị của bức tranh không cao như vậy.

Với những bằng chứng mà anh em Chu Vân cung cấp không thể chứng minh Lưu Nham có hành vi lừa đảo, nên ông ta đã được tòa xử vô tội.

Mặc dù để xảy ra sự việc này, nhưng uy tín của Lưu Nham không hề bị ảnh hưởng, mà càng nổi tiếng hơn lớn. Sau đó, ông ta tiếp tục tham gia các chương trình thẩm định cổ vật lớn với tư cách là một chuyên gia.

Vợ ứng viên tổng thống Hàn Quốc tuyên bố có khả năng bói siêu phàm, chồng có thể ngoại cảm

https://soha.vn/co-vat-cua-vua-can-long-suyt-tro-thanh-tang-vat-trong-vu-lua-dao-hon-300-ty-dong-20220211155653351.htm

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
14 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
14 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
14 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
15 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
16 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Tin cùng chuyên mục

Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
18 giờ trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
19 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
1 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.
Sau Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Apple "ưu ái" làm điều này, ngay cả Mỹ hay Nhật cũng chưa từng có!
1 ngày trước
Việt Nam là quốc gia thứ hai trên toàn cầu được Apple ưu ái tính năng này.