'Cơn cuồng phong' của kinh tế toàn cầu: Nỗi lo lạm phát ngày càng căng thẳng khi giá hàng hóa tăng chóng mặt

08/06/2021 14:02
Giá hàng hóa tăng cao đang tạo ra "đám mây" lớn cho sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu. Tình trạng này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp và hộ gia đình dễ chịu tác động, đồng thời làm tăng mối lo ngại rằng lạm phát có thể sẽ dai dẳng hơn.
Cơn cuồng phong của kinh tế toàn cầu: Nỗi lo lạm phát ngày càng căng thẳng khi giá hàng hóa tăng chóng mặt - Ảnh 1.

Thế giới chưa từng chứng kiến xu hướng tăng giá trên quy mô lớn đến vậy kể từ đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và trước đó là những năm 1970. Gỗ xẻ, quặng sắt và đồng đều đạt mức cao kỷ lục. Giá ngô, đậu tương và lúa mì cũng tăng lên mức cao nhất trong 8 năm. Ngoài ra, gần đây, giá dầu cũng chạm mức cao nhất trong 2 năm.

Các nhà kinh tế đang dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được công bố vào tuần này sẽ tiếp tục làm rõ hơn về xu hướng này. Họ cho biết, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc có thể tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2008 (được công bố vào ngày 9/6) trong bối cảnh giá hàng hóa tăng. Ngoài ra, CPI của Mỹ (công bố vào ngày 10/6) dự kiến sẽ tăng mạnh trong 12 tháng tính đến tháng 5, cũng do chi phí lao động cao hơn.

Thông thường, các nhà kinh tế và NHTW không quá lo ngại về biến động giá hàng hóa. Giá hàng hóa có thể lên xuống và chiếm một phần nhỏ hơn trong lạm phát tiêu dùng, so với các chi phí khác ví dụ như nhà ở.

Tuy nhiên, biên lợi nhuận của các nhà sản xuất lại đang sụt giảm do chi phí nguyên liệu thô tăng cao. Các hộ gia đình đang phải chi trả nhiều hơn cho tiền xăng, hàng tạp hóa và hóa đơn tại nhà hàng, theo đó khả năng chi tiêu cho một số lĩnh vực khác bị hạn chế. Ở các nước nghèo hơn, một số người thậm chí còn không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu cơ bản.

Cơn cuồng phong của kinh tế toàn cầu: Nỗi lo lạm phát ngày càng căng thẳng khi giá hàng hóa tăng chóng mặt - Ảnh 2.

Franz Hofmeister – CEO của Quaker Bakery Brands (Appleton – Wisconsin), chia sẻ: "Chúng tôi đang chịu ảnh hưởng từ mọi khía cạnh." Ông cho biết, chi phí công ty phải chi cho các mặt hàng bao gồm lúa mì, năng lượng và thiết bị nhôm mới đã tăng ít nhất từ 25-35% trong năm nay.

Trong khi đó, khách hàng lại phải đối khi Quaker Bakery tăng giá vỏ bánh pizza, bánh burger thêm 8%. Tuy vậy, họ có thể còn phải nâng giá lên cao hơn nữa. Hofmeister nói: "Điều đáng sợ là, chúng tôi không thể nhìn thấy sự kết thúc cho những áp lực chi phí này."

Nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng đến từ nhiều phía, bao gồm nhu cầu tiêu dùng cực kỳ mạnh mẽ và "nút thắt cổ chai" trong chuỗi cung ứng. Song, theo nhiều nhà kinh tế, đằng sau những yếu tố đó là quyết định của các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ và những nơi khác, nhằm hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nóng lên bằng những gói kích thích quy mô chưa từng có.

Giờ đây, các NHTW phải quyết định xem liệu họ có thể tiếp tục xem xét về những đợt giá tăng trong quá khứ, cùng với các dấu hiệu lạm phát, hay phải có động thái nhanh hơn để hạ nhiệt nhu cầu thông qua tăng lãi suất hoặc những bước đi khác. Trong những năm 1970, nhiều quốc gia đã ưu tiên thị trường việc làm và tăng trưởng, thay vì kiểm soát giá tiêu dùng gây ra một loạt cú sốc dầu mỏ và lạm phát tăng cao.

Brazil, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt chính sách tiền tệ khi giá hàng hóa tăng. Ngược lại, quan chức của các NHTW, bao gồm Fed và ECB vẫn có quan điểm lạc quan. Tại một sự kiện vào tháng trước, nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB cho rằng tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ giúp kiểm soát loạt phát.

Cơn cuồng phong của kinh tế toàn cầu: Nỗi lo lạm phát ngày càng căng thẳng khi giá hàng hóa tăng chóng mặt - Ảnh 3.

Nhìn chung, hàng hóa chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong giá tiêu dùng. Chúng chủ yếu được sử dụng để sản xuất hàng hóa chứ không phải dịch vụ - một phần lớn hơn của các nền kinh tế phát triển. Hàng hóa chiếm khoảng 20% tỷ trọng CPI của Mỹ.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của cú sốc giá hàng hóa đối với lạm phát đã giảm bớt trong những thập kỷ gần đây, bởi các yếu tố nhưng thương hiệu đã trở nên quan trọng đối với giá sau cùng (final cost). Kevin Kliesen – nhà kinh tế lĩnh vực kinh doanh tại Fed St. Louis, gần đây đã phát hiện ra mối tương quan khá nhỏ giữa chi phí giữa một chỉ số bao gồm vật liệu công nghiệp và giá hàng hóa lâu bền.

Tuy nhiên, theo Dirk Schumacher – cựu nhà kinh tế của ECB, hiện làm việc tại Natixis, giá hàng hóa có thể mang tính quyết định ở thời điểm những động lực khác đang đẩy mức giá lên cao hơn. Ông nói: "Nếu bạn cho rằng các chính sách tài khóa ở Mỹ đang được đưa ra quá mức, thì hàng hóa có thể sẽ là yếu tố cần để kích hoạt một vòng xoáy tăng giá."

Cơn cuồng phong của kinh tế toàn cầu: Nỗi lo lạm phát ngày càng căng thẳng khi giá hàng hóa tăng chóng mặt - Ảnh 4.

Giá hàng hóa tăng vọt cũng có thể là một cảnh báo sớm về lạm phát trong tương lai, bởi thị trường hàng hóa phản ứng nhanh với những thay đổi của nền kinh tế hơn là các loại sản phẩm cuối cùng (final good).

Ảnh hưởng của giá dầu leo thang đã được thể hiện cho số liệu giá tiêu dùng. Số liệu của eurozone cho thấy giá tiêu dùng trong tháng 5 cao hơn 2% so với 1 năm trước – mức tăng nhanh nhất kể từ cuối năm 2018, phần lớn là do năng lượng. Ở Mỹ, theo GasBuddy, chi phí đổ đầy bình xăng trung bình cao hơn 1,02 USD/gallon so với 1 năm trước.

Tuần trước, FDA cũng cho biết giá lương thực toàn cầu tháng 5 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 1 thập kỷ, dẫn đầu là mức giá của các sản phẩm như dầu thực vật và các loại lúa, gạo. Theo đó, các công ty từ General Mills cho đến Hormel Foods đều tăng giá sản phẩm.

James Jeppson – nhà phân phối dịch vụ thực phẩm tại Utah, cho biết tình trạng thiếu hụt dầu đậu nành khiến ông phải tăng giá dầu chiên cho khách hàng là nhà hàng, một số bên thậm chí phải trả mức giá cao gấp 3 lần thông thường. Do đó, ông đã tìm kiếm các sản phẩm mới để giúp các nhà hàng tiết kiệm dầu.

Các nhà kinh tế lưu ý , giá một số hàng hóa, đặc biệt là dầu thô, đang quay trở lại mức trước đại dịch. Mức tăng mạnh gần đây được tính toán dựa theo mức giữa năm 2020, khi lượng tiêu thụ sụt giảm do đại dịch.

Cơn cuồng phong của kinh tế toàn cầu: Nỗi lo lạm phát ngày càng căng thẳng khi giá hàng hóa tăng chóng mặt - Ảnh 5.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng của giá hàng hóa sẽ giảm dần vào cuối năm nay, khi người Mỹ chuyển sang chi tiêu cho dịch vụ. Theo Capital Economics, mức tiêu thụ kim loại công nghiệp của Trung Quốc – chiếm khoảng 1 nửa nhu cầu trên toàn cầu, dự kiến sẽ giảm khi Bắc Kinh kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

Dan Smith, cố vấn đặc biệt của Oxford Economics ở London, cho biết: "Dầu đã tăng từ 35 USD lên 70 USD và sẽ không tăng lên 140 USD. Giá nhiều loại hàng hóa sẽ đi ngang trong 3 đến 6 tháng tới."

Sự bùng nổ giá hàng hóa cũng tạo ra nhiều người chiến thắng. Các nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã được hưởng lợi lớn. Giá đất canh tác nông nghiệp tại Mỹ cũng tăng lên và mang lại lợi ích cho cá quốc gia xuất khẩu hàng hóa. Ví dụ, kinh tế Brazil đã hồi phục trở lại mức trước đại dịch trong 3 tháng đầu năm nay, nhờ hoạt động xuất khẩu nông sản gồm đậu tương, café, đường và quặng sắt.

Tuy nhiên, tại Nga – quốc gia xuất khẩu hàng hóa, giá hàng hóa tăng cao cũng làm khiến lạm phát nóng hơn. Trong khi dự trữ quốc tế của Nga đạt 600,9 tỷ USD vào tháng 5 – cao nhất từ trước đến nay, NHTW đã tăng lãi suất chuẩn thêm 5 điểm phần trăm lên 5% vào tháng 4. Họ cho biết, ngân hàng sẽ cân nhắc đưa ra những đợt tăng khác, do "rủi ro lạm phát từ biến động giá trên thị trường hàng hóa toàn cầu."

Còn ở Trung Quốc, các chủ nhà máy đã phải tăng giá hoặc thậm chí tạm dừng hoạt động để bù lỗ do chi phí nguyên liệu thô tăng cao. Matt Lin – nhà sáng lập công ty sản xuất đồ chơi giáo dịch Hong Miao Toy, cho biết, biên lợi nhuận của công ty đã giảm 30% trong năm nay. Ông nói: "Giá nguyên liệu thô đồng loạt tăng trong năm nay. Tôi không chắc mọi thứ sẽ quay trở lại mức trước đại dịch."

Nicolas Peter – CFO của BMW, cho biết hồi tháng 5 rằng họ dự kiến sẽ phải chịu khoản phí 500 triệu euro vì giá nguyên liệu tăng cao. Theo Calcum MacRae – nhà phân tích ngành ô tô tại GlobalData, giá thép tăng đã khiến giá của một chiếc ô tô hạng nhẹ trung bình của Mỹ tăng thêm khoảng 515 USD.

Tham khảo Wall Street Journal

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
8 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
49 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
2 giờ trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
3 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
8 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.