Covid-19 khiến nhiều cửa hàng ăn uống, kinh doanh thời trang… lâm vào thế khó vì ế ẩm. Nhiều hộ kinh doanh đã trả địa điểm. Thế nên, biển cho thuê mặt bằng giăng khắp lối.
Theo ghi nhận của Trí Thức Trẻ, vốn tấp nập hàng quán, đường Trường Sa hiện tại đang rao nhiều mặt bằng cho thuê. Ông Nguyễn Văn Quang, chủ một mặt bằng trên đường Trường Sa cho biết, do Covid-19, người thuê mặt bằng của ông để bán quần áo phải trả địa điểm. Ông đã thông báo cho thuê bằng cách dán biển nhưng chưa chốt được khách.
Mặt bằng trên con đường Trường Sa, vốn là nơi tấp nập ăn uống trước Covid-19.
Trong khi đó, con phố nhộn nhịp trên đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận cũng có rất nhiều biển cho thuê nhà. Tình cảnh tương tự ở con đường Hoa Lan, Hoa Hồng ở quận phú Nhuận.
Cửa hàng trên đường Hoa Lan, quận Phú Nhuận cửa đóng then cài.
Biển cho thuê trên đường Hoa Hồng, quận Phú Nhuận.
Một địa điểm đang chờ khách thuê ở Hoa Lan.
Cảnh đìu hiu trên con đường Phan Xích Long, Phú Nhuận
Con phố Hai Bà Trưng, tuyến đường huyết mạch từ quận Gò Vấp, quận 12, Phú Nhuận vào quận 1 rất nhiều mặt bằng cửa đóng then cài.
Còn đâu cảnh nhộn nhịp trước Covid-19.
Không gian vắng vẻ trên đường Phan Xích Long.
Mặt bằng trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp.
Thực trạng trên được thể hiện trong báo cáo mới đây của CBRE. Theo thống kê của CBRE Châu Á Thái Bình Dương, hơn 65% nhà bán lẻ trả lời sẽ dừng các hoạt động mở rộng và tập trung hơn vào đánh giá tình hình hoạt động hiện tại. Bên cạnh đó, gần 50% nhà bán lẻ hoãn các hoạt động nghiên cứu mặt bằng mới và 36% muốn cắt giảm chi phí đầu tư vào cửa hàng.
Tình hình trả mặt bằng tại các khối đế bán lẻ của chung cư diễn ra nhiều hơn so với TTTM, đặc biệt là các nhóm ngành hàng về ăn uống và thời trang trong nước. Các nhóm khác như siêu thị, sức khỏe, cửa hàng tiện lợi vẫn hoạt động bình thường.
Tỷ lệ trống dự kiến sẽ có cải thiện nhẹ trong nửa cuối năm 2020 trong khi giá chào thuê sẽ giữ ở mức hiện tại, đi kèm với các chính sách hỗ trợ giá thuê ngắn hạn đến từ chủ đầu tư.