Cơn "đau đầu" của Thái Lan: Người dân vứt bỏ thứ này rất nhiều nhưng chính phủ vẫn phải đi "mua" của nước ngoài

12/12/2022 20:16
Theo Channel News Asia, dù là một trong những nước gây ô nhiễm nhựa biển hàng đầu thế giới, Thái Lan vẫn phải nhập khẩu nhựa phế liệu từ nước ngoài do người dân không xử lý rác tái chế đúng cách.

Một ngôi chùa có tên Chak Daeng ở phía Nam Bangkok đã đưa ra một lời kêu gọi khác thường: Các Phật tử được khuyến khích mang đến đây các chai lọ nhựa và thủy tinh thủy tinh, hộp sữa, giấy và các vật dụng đã qua sử dụng khác.

Sau đó, các loại rác tái chế này sẽ được phân loại. Chai nhựa sẽ được nén thành kiện và gửi đến nhà máy để biến chúng thành sợi polymer.

Loại sợi polymer từ nhựa phế liệu sẽ được kết hợp cùng sợi bông để dệt thành vải. Và sau khi vải được nhuộm màu vàng nghệ, nó sẽ được gửi lại chùa để may thành y phục cho các nhà sư.

Nhà sư trụ trì chùa Pra Maha Pranom cho biết: "Nếu chúng tôi có thể tạo ra y phục từ chai nhựa, thì điều đó có nghĩa là chúng tôi đang làm theo lời dạy của Đức Phật."

Ngôi chùa cũng đã tìm cách tận dụng sáng tạo cho các loại rác thải tái chế khác, chẳng hạn, vỏ hộp sữa đã qua sử dụng được dùng làm mái nhà.

Chùa Chak Daeng là một ví dụ về cách Thái Lan đang cố gắng giải quyết những thách thức về rác thải đầy khó khăn của mình.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, quốc gia này thải ra 28,7 triệu tấn chất thải rắn đô thị mỗi năm, trong đó bao gồm khoảng 2 triệu tấn chất thải nhựa gây ô nhiễm trong nội địa, và con số này khiến Thái Lan trở thành một trong những quốc gia gây ô nhiễm nhựa biển hàng đầu thế giới.

Vấn đề rác thải nhựa là một cuộc khủng hoảng toàn cầu và các quốc gia đang thảo luận về một hiệp ước để chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, tình hình của Thái Lan rất phức tạp.

Năm 2018, sau khi lệnh cấm nhập khẩu phế liệu của Trung Quốc có hiệu lực, Thái Lan đã gia tăng nhập khẩu nhựa phế liệu. Từ năm 2018 đến nay, lượng nhựa phế liệu nhập khẩu hàng năm của Thái Lan dao động từ 150.000 tấn đến hơn 550.000 tấn, tùy theo các nguồn cung. Phần lớn nhựa phế liệu nhập khẩu vào Thái Lan đến từ Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ.

Cơn đau đầu của Thái Lan: Người dân vứt bỏ thứ này rất nhiều nhưng chính phủ vẫn phải đi mua của nước ngoài - Ảnh 1.

Vì sao Thái Lan nhập khẩu nhựa phế liệu?

Tại sao Thái Lan lại phải nhập khẩu nhựa phế liệu, trong khi lượng rác thải nhựa của nước này vốn đã vượt quá nhu cầu của ngành công nghiệp tái chế?

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan Varawut Silpa-archa, lí do là bởi phần lớn "nguyên liệu thô" tại địa phương bị vứt vào thùng rác cùng với những loại rác thải khác.

Điều này có nghĩa là việc làm sạch và xử lý chất thải trở nên quá tốn kém đối với các công ty tái chế. "Đó là lý do khiến họ bắt đầu nhập khẩu nhựa phế liệu từ nước ngoài", ông Varawut nói.

Nhưng việc nhập khẩu nhựa cũng có vấn đề. Bộ trưởng Varawut cho biết, trong quá trình kiểm tra, các quan chức sẽ thấy nhựa phế liệu trong khoảng vài mét đầu tiên sau khi cửa container mở ra. "Tuy nhiên, ở sâu hơn bên trong lại là rác thải nhựa, hoặc các loại rác thải khác", ông nói.

Ông Varawut cho hay đối với những "sự cố" như vậy, các nhà chức trách sẽ phải truy nguồn gốc và gửi lô nhựa phế liệu không đạt điều kiện trở lại nơi xuất xứ.

Tuy nhiên, việc truy tìm nguồn gốc của chúng có thể khó khăn. Trong nhiều trường hợp, không có ai đứng ra nhận quyền sở hữu và container nhựa phế liệu phải nằm lại ở cảng, trở thành gánh nặng cho chính quyền địa phương và cơ quan các cấp.

Ông Varawut thừa nhận rằng Thái Lan cần phải tìm cách cắt giảm lượng rác thải.

Thái Lan đã thực hiện một số biện pháp, chẳng hạn như đặt mục tiêu tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn để tái chế và tái sử dụng tài nguyên để rác thải nhựa không còn đổ về các bãi chôn lấp vào năm 2027.

Vào đầu năm nay, chính phủ Thái Lan đã ban hành lệnh cấm 4 loại nhựa, bao gồm túi nhựa dùng một lần và hộp đựng thực phẩm bằng polystyrene.

Thái Lan cũng dự kiến cấm nhập khẩu nhựa phế liệu vào năm 2025, và từ năm 2023 sẽ bắt đầu áp dụng các giới hạn đối với nhập khẩu nhựa phế liệu.

Cơn đau đầu của Thái Lan: Người dân vứt bỏ thứ này rất nhiều nhưng chính phủ vẫn phải đi mua của nước ngoài - Ảnh 2.

Xử lý chất thải kém và những hậu quả

Ông Tieb Samarnmit, một người nông dân trồng cao su ở tỉnh Rayong đã tận mắt chứng kiến những tác động kinh khủng do xử lý chất thải kém. Cây cao su của ông Tieb đã lụi dần trong những năm gần đây và "thủ phạm" được cho là một nhà máy xử lý chất thải gần đó do một công ty có tên Win Process điều hành.

Theo ông Tieb, công ty này đã xả trái phép chất thải nguy hại, bao gồm nhựa phế liệu và dầu đã qua sử dụng ra môi trường trong nhiều năm. "Ban đầu, nước trong ao bắt đầu bốc mùi. Đến năm 2013, nước chuyển sang màu đen", ông Tieb nói.

"Chúng tôi không thể trồng bất cứ thứ gì ở khu vực này. Tôi đã thử trồng thêm nhiều loại cây khác, chẳng hạn như chuối, trầu, xoài và rau, nhưng dù tôi có cố gắng thế nào thì chúng cũng không phát triển được", ông Tieb nói.

Nhiều người dân Thái Lan cũng không xử lý rác đúng cách, thậm chí là đổ rác xuống các con kênh gây ô nhiễm.

Chẳng hạn, trên con kênh Lat Phrao thuộc hệ thống sông Chao Phraya, những con ốc nước ngọt, tôm sú mà người dân thường đánh bắt đều đã biến mất. Cây cối dọc theo con kênh không thể được tưới bằng nước bị ô nhiễm của con kênh, nếu không chúng sẽ chết.

Người dân sinh sống trong khu vực cho biết họ phải sống chung với mùi hôi thối trong không khí, và mọi người cảm thấy không khỏe vì mùi hôi thối này.

Các chuyên gia cho biết việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải trước khi chúng ra đến đại dương là rất cần thiết, vì khi ra tới biển chúng sẽ khó tái chế hơn. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi quan điểm và hành vi của mỗi cá nhân để góp phần giải quyết những thách thức về rác thải.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
56 phút trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
15 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.