Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ

18/02/2019 22:44
Charles và David Koch là hai trong số những người giàu nhất hành tinh. Họ có tài sản tương đương nhau, cùng xếp thứ 8 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2018 của Forbes.

Đồng thời họ cũng là những tỷ phú dính vào nhiều lùm xùm, ít nhất là những liên quan đến chủ đề chính trị. Cuốn sách “Dark Money” của Jane Mayer xuất bản năm 2015 đã tiết lộ cách hai tỷ phú gốc Kansas này dùng tài sản của họ để xây dựng một mạng lưới nhằm gây ảnh hưởng lên hệ thống chính trị, với mục đích đề cao giá trị của những người theo chủ nghĩa tự do.

Hai anh em Koch cũng không làm ngơ trước những vấn đề không hợp tình hợp lý, tiêu biểu nhất là đối với một số chính sách của Tổng thống Donald Trump như đánh thuế hàng nhập khẩu.

Vậy bằng cách nào hai anh em nhà Koch trở nên giàu có và sở hữu tầm ảnh hưởng lớn như vậy? Câu trả lời nằm ngay trong lịch sử kinh doanh của gia đình: Koch Industries.

Sau đây là quá trình trở thành tỷ phú của họ.

Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 1.

Nền tảng cho khối tài sản khổng lồ của hai anh em được thừa hưởng từ người cha, một công dân Texas từng theo học Học viện Công nghệ Massachusetts, Fred C.Koch. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 2.

Năm 1925, Fred gia nhập công ty Keith Winkler Engineering tại Wichita, bang Kansas. Không lâu sau đó, công ty này được đổi tên thành Winkler- Koch Engineering. Một công nghệ cải tiến khí đốt đột phá đã giúp công ty non trẻ này bứt phá trên thị trường. Ảnh: Flickr.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 3.

Tuy nhiên, những vụ kiện tụng bắt nguồn từ các công ty đối thủ đã khiến công ty của Koch phải tìm hướng đầu tư sang nước ngoài. Trong khoảng những năm 20 đến 30 của thế kỷ trước, Winkler Koch Engineering Company đã mạo hiểm đầu tư tại châu Âu, trong bối cảnh chiến tranh có nguy cơ bùng nổ, khi tiến hành xây dựng các nhà máy nhiên liệu thô. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 4.

Vào năm 1940, sau khi tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trong ngành công nghiệp, ông tách ra và xây dựng công ty riêng: Wood River Oil & Refining Company. Ảnh: Flickr.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 5.

6 năm sau, công ty của ông mua lại Rock Island Company tại bang Oklahoma. Công ty này ngay sau đó được đổi thành Rock Island Oil & Refining Company. Ảnh: Flickr.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 6.

Fred Koch kết hôn với một phụ nữ gốc Wichita là Mary Robinson và họ có với nhau tổng cộng 4 người con: Fred Jr., Chales, cặp song sinh David và Bill. Được biết, người con cùng tên của ông không hề có ý định theo nghiệp kinh doanh của gia đình, được ước tính có giá trị lên đến 80 triệu USD vào năm 1960. Fred Jr. sau đó trở thành một ông bầu nghệ thuật. Ảnh: MSNBC.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 7.

Trái ngược với anh trai, Charles lại tỏ ra rất hào hứng với cơ nghiệp của cha. Năm 1961, ông gia nhập công ty khi mới 26 tuổi. Chỉ 5 năm sau, ông trở thành chủ tịch khi cha ông - Fred qua đời. Ảnh: CBS.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 8.

Sau khi cha mất, Charles đã tìm thấy một bức thư gửi các con của ông được viết năm 1936 trong đó có một lời khuyên răn: “Nếu như các con để đồng tiền 'hủy hoại' đi sức sáng tạo cũng như sự tự do của mình, nó sẽ là lời nguyền dai dẳng theo các con trong suốt cuộc đời và quyết định của ta khi cho các con quá nhiều tiền là một sai lầm nghiêm trọng”. Ảnh: CBS.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 9.

Khi Charles tiếp quản vào năm 1967, công ty đang có giá trị lên đến 250 triệu USD. Một năm sau, vị chủ tịch mới đã đổi tên công ty thành Koch Industries để tưởng nhớ người cha. Ảnh: CBS.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 10.

David Koch theo chân anh trai, gia nhập đế chế kinh doanh của gia đình vào năm 1970. Người anh em song sinh Bill cũng làm điều tương tự một năm sau đó, nhưng đây cũng là thời điểm khởi nguồn cho những mâu thuẫn giữa 3 anh em. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 11.

Năm 1980, Bill Koch đảo chính nhằm đôc chiếm vị trí đứng đầu hội đồng quản trị. Hai người anh trai của ông đã kịp thời ngăn chặn kế hoạch đó và Bill bị sa thải khỏi công ty với số tiền đền bù có giá trị 400.000 USD. Nhưng “cuộc chiến” vẫn chưa kết thúc. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 12.

Bill vẫn nắm quyền sở hữu cổ phiếu của công ty và Fred cũng vậy. Những cuộc đàm phán liên tục diễn ra giữa 4 anh em, trong đó, Charles và David về một phe và phe còn lại là Bill và anh cả Fred. Một thỏa thuận cuối cùng cũng đạt được vào năm 1983. Koch Industries được cho rằng đã mua lại 21% cổ phần của Bill tại công ty với giá 600 triệu USD trong khi Fred cũng nhận được 400 triệu USD cho số cổ phiếu của ông, theo New York Times. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 13.

Hai năm sau, Bill và Fred lại kiện hai người anh em còn lại ra tòa. Họ cáo buộc rằng số cổ phiếu của họ đã được chi trả thấp hơn nhiều so với giá trị thực của chúng. Bill cũng đổ tội cho công ty khi đã tiến hành khai thác dầu tại các cùng đất thuộc sự ở hữu của chính quyền liên bang cũng như các bộ tộc bản địa. Vụ việc này đã tiêu tốn số tiền lên đến 25 triệu USD để dàn xếp ổn thỏa. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 14.

Vào năm 1998. Koch Industries phải trả khoản tiền 6,9 triệu USD để khắc phục sự cố tràn dầu tại bang Minnesota cũng như khoản tiền phạt trị giá 8 triệu USD khi đã vi phạm các quy định của chính phủ. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 15.

Nhưng đó vẫn chưa phải lần cuối cùng Koch Industries vướng vào những rắc rối. Năm 2002, công ty đã phải trả khoản tiền phạt 28,5 triệu USD sau khi một trong những chi nhánh của công ty bị cáo buộc thao túng giá. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 16.

Một trong những lùm xùm lớn nhất của công ty diễn ra năm 1998, khi đường ống dẫn dầu của một chi nhánh đã phát nổ và lấy đi mạng sống của hai thanh niên. Gia đình các nạn nhân nhận được số tiền đền bù lên đến 296 triệu USD trong vụ kiện với công ty này. Ảnh: Shutterstock.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 17.

Vào năm 2000, công ty cũng phải chi trả mộ khoản tiền phạt trị giá 30 triệu USD liên quan đến 1.995 cáo buộc trong hơn 300 vụ tràn dầu. Cục bảo vệ Môi sinh Mỹ cho rằng Koch Industries đã không chấp hành các quy định về công tác bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn dầu. Ảnh: Reuters.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 18.

Tuy nhiên, những vụ việc như trên không thể “khuất phục” được Koch Industries. Giờ đây, công ty đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như khai thác mỏ, bất động sản và thậm chí chăn nuôi gia súc. Ảnh: The Seminar Network.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 19.

Hiện tại, Koch Industries đang có doanh thu lên đến 100 tỷ USD mỗi năm. Ảnh: CBS.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 20.

Tính đến tháng 8/2018, hai anh em nhà Koch mỗi người sở hữu khối tài sản trị giá 53,7 tỷ USD. Họ cũng chia đều nhau nắm giữ lượng cổ phiếu lên đến 84% cổ phần của công ty. Ảnh: ABC News.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 21.

David Koch hiện cũng là nhà tài trợ chính cho trung tâm nghệ thuật biểu diễn Lincoln cũng như trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial- Sloan Kettering. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 22.

Tuy nhiên, nhiều hoạt động từ thiện của anh em nhà Koch lại là chủ đề cho những tranh cãi. Hai anh em đã ủng hộ một khoản tiền lớn để ủng hộ phong trào chủ nghĩa tự do và các sự kiện của đảng Cộng hòa. CNBC tiết lộ rằng họ đã chi số tiền lên đến 400 triệu USD để ủng hộ đảng Cộng hòa trong kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua. Ảnh: Getty Images.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 23.

Năm 2018, Koch Industries đã chuyển số tiền 1,3 triệu USD cho những ứng cử viên quốc hội liên bang. Những cá nhân nhận khoản tiền lớn nhất từ Koch đều là những ứng cử viên đảng Cộng hòa bao gồm Marsha Blackburn, Orrin Hatch, Lee Zeldin, Ron Estes và Karen Handle. Ảnh: Getty Images.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 24.

Cách tiếp cận chính trị của hai anh em nhà Koch không chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia. Tờ Politico cho biết, anh em nhà Koch đang nỗ lực thuyết phục các địa phương cam kết sử dụng nhiều ngân sách hơn cho các trường học tư thục và bán công. Ảnh: AP.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 25.

Anh em nhà Koch cũng đã quyên góp một lượng tiền lớn vào nhiều dự án tại quê nhà Wichita, bang Kansas. Mọi công trình từ nhà hát thành phố đến sân bóng chày, các hội trường trong khu vực trung tâm đều mang tên anh em họ. Ảnh: Shutterstock.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 26.

Hai anh em nhà Koch có thể làm việc cùng nhau, cũng như tham gia các hoạt động chính trị, nhưng họ lại khá khác biệt trong phong cách sống. Trong khi Charles đang sở hữu hàng loạt bất động sản “ngổn ngang” tại Wichita thì David lại nắm trong tay một dinh cơ đồ sộ trên đại lộ Park Avenue tại Manhattan. Ảnh: Wikimedia Commons.


Con đường thành tỷ phú của Charles Koch - chủ tịch công ty tư nhân lớn thứ 2 Mỹ - Ảnh 27.

Tuy nhiên, Koch Industries sẽ sớm không còn được sự phục vụ của cả hai anh em khi David đã tuyên bố nghỉ hưu trong năm 2018. Người anh trai Charles sẽ vẫn tiếp tục cai quản cơ nghiệp của gia đình và họ sẽ vẫn nằm trong danh sách những người giàu nhất hành tinh. Ảnh: Getty Images.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
42 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
43 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
19 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
24 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
11 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
18 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
19 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
22 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.