Đối với một quốc gia có lòng tự tôn dân tộc quá lớn như Nhật Bản thì thế giới kinh doanh đã được mở rộng đáng kể đối với những ảnh hưởng của nước ngoài. Trong những năm đầu thời kỳ hậu chiến, chuyên gia tư vấn quản lý chất lượng W. Edwards Deming đã trở thành một "vị thần" tại nơi đây, ông giới thiệu về những nguyên tắc quản lý chất lượng giúp quốc gia này đi đầu trong lĩnh vực sản xuất toàn cầu vào những năm 1970. Sau đó, những người đến từ phương Tây như Howard Stringer của Sony và Christophe Weber, CEO hiện tại của Takeda Pharmaceutical, đã góp phần làm tăng số lượng những người nước ngoài đứng đầu các công ty Nhật Bản.
Nhưng có một điều khá an toàn rằng quốc gia này lại chưa từng có trường hợp nào như của Carlos Ghosn. CEO của Renault SA xuất hiện vào năm 1990, là một công ty sản xuất ô tô của Pháp, đối tác của Nissan Motor, một công ty với khoản nợ khổng lồ, những tổn thất nặng nề và thương hiệu đã bị tổn hại. Tuy nhiên, sau đó Renault đã trở thành một hãng sản xuất ô tô hạng trung của châu Âu với một tương lai cực kì xán lạn. Ghosn nổi tiếng là một người thường đưa ra chính sách cắt giảm chi phí và là một người cực kỳ thông minh, nhưng cái tên của ông lại không được nhắc đến nhiều ở Nhật Bản. Ngay cả sau đó ông cũng nói rằng ông chỉ cho công việc "cứu sống" công ty này 50-50 cơ hội thành công.
Về phong cách, Ghosn là sự trái ngược của các doanh nhân với những bộ vest gọn gàng thông thường đến từ các trường đại học của Nhật Bản trong những năm kinh tế bùng nổ, luôn đánh giá cao việc đưa ra quyết định đồng thuận, cống hiến hết mình và hơn hết là rất lịch thiệp. Ông lại là người hứng thú với sự lòe loẹt, theo chủ nghĩa thế giới, hay đeo kính mắt của những thương hiệu châu Âu cùng các bộ vest đắt đỏ và có thể nói 5 thứ tiếng.
Việc ông được nhiều ngôi sao nổi tiếng yêu mến cùng những lời chỉ trích thẳng thừng và nhiều tuyên bố thẳng thắn của ông lại như một "chất gây mê" cho truyền thông Nhật Bản. Về cơ bản, là một công dân của Brazil và Pháp và được nuôi dưỡng tại Beirut, Ghosn đã thể hiện điều mà Nhật Bản chẳng hề có, thời điểm cuối những năm 1990 đất nước này ở trong tình trạng trì trệ về kinh tế, họ khao khát một tư tưởng toàn cầu hóa và táo bạo để đáp ứng được những thách thức kinh tế đang gia tăng đến từ một quốc gia đang đi lên từng ngày - Trung Quốc.
Và rồi Ghosn xuất hiện. Tất cả những yếu tố trên chính là sự tuyệt vọng, nhưng Renault thực sự đã làm Nissan sống lại, đưa Ghosn trở thành một vị anh hùng dân tộc kỳ lạ nhất. Có lẽ điều mang đậm chất Nhật Bản nhất của ông là sự định hình về những mục tiêu chính xác, cải tiến liên tục và cắt giảm chi phí.
Không lâu trước khi trở thành chủ đề chỉ trích của truyền thông Nhật Bản, ông cũng đã là một doanh nhân nổi tiếng thế giới. Tại thời điểm hãng ô tô nổi tiếng toàn thế giới, tinh thần Davos Man (một nhân vật quan trọng không thể thiếu ở mỗi kỳ Davos) và thành công của ông trong việc chèo lái Nissan là một nỗi ghen tị đối với những nhà sản xuất xe hơi từ Detroit cho đến Stuttgart.
Sự nghiệp lẫy lừng của Ghosn đi lên với tốc độ nhanh chóng mặt khi ông trở thành chủ tịch và của Renault, cũng như chủ tịch của Nissan và Mitsubishi. Ông đã giám sát "liên minh bất đắc dĩ" này và trở thành một trong những hãng sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Tại Nhật Bản, ông cũng trở nên nổi tiếng hơn với những khoản phụ cấp cho nhân viên, trong đó, hợp lý hóa chúng theo tiêu chuẩn phương tây và chính điều này đã "hạ thấp" những CEO Nhật Bản điển hình.
Nhưng sự "thần thánh" của người đàn ông này cũng dần phai nhạt. Vào năm 2016, "Người thổi bay những khoản chi phí" (Le Cost Killer) đã tổ chức một bữa tiệc xa hoa, với rất nhiều các diễn viên nổi tiếng hóa trang cùng các trang phục của thế kỷ 18, tại Grand Trianon ở Versailles để kỷ niệm đám cưới của ông và sinh nhật vợ. Điều này lại không mấy hợp lý ở một quốc gia với văn hóa ăn tiêu giản dị như Nhật Bản. Có lẽ người Nhật còn bị mất tinh thần hơn thế, bởi thời gian đã chứng minh rằng dường như Ghosn còn gây thất vọng nhiều hơn, ông không còn là một người nước ngoài tận tâm dẫn dắt công ty mà lại trở thành kẻ không còn phù hợp với vị trí ấy nữa. Điều này cũng giống như ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản - từ hãng sản xuất túi khí Takata đến Mitsubishi - đang chìm trong các vụ bê bối liên quan đến chất lượng sản phẩm và giả mạo hồ sơ.
Vào năm ngoái, chỉ vài tháng sau khi Hiroto Saikawa thay Ghosn ở vị trí CEO, Nissan đã thông báo về việc thu hồi 1,2 triệu chiếc xe tại Nhật Bản sau khi các nhà lập quy phát hiện các xe được giám sát chất lượng kỹ thuật không đúng quy định.
Sự việc còn "thảm hoạ" hơn nữa khi Ghosn bị các công tố viên Nhật Bản bắt giữ vào hôm 19 tháng 11 vừa rồi, do nghi ngờ về hành động bồi thường thiệt hại của ông trong các hồ sơ pháp lý. Hiện tại, ông đang bị truyền thông nước này "gán" với hình ảnh một kẻ lòe loẹt, một kẻ ngoại quốc với lối chi tiêu hoang phí, sử dụng nguồn tiền của công ty để mua nhà và phục vụ lối sống xa hoa.
Ghosn có thể cuối cùng đã thoát khỏi vòng xoáy đó, nhưng những tai tiếng của ông trong giới kinh doanh Nhật Bản vẫn còn, bất cứ điều gì không gây khó chịu nhất sẽ đều được gán cho cái tên này. Ông đã cứu một công ty sản xuất ô tô và phải thực hiện điều này trong tình trạng hỗn loạn. Ông đã truyền cảm hứng cho một quốc gia đang cần đến những điều có tính đột phá. Ngay cả khi người Nhật đã không còn dành tình cảm cho Ghosn, thì những thành tích đó sẽ vẫn còn được nhớ đến.