Còn lại gì trong 'tủ thuốc' của Fed

21/03/2020 16:45
Fed được kỳ vọng đưa ra các biện pháp khác ngoài cắt giảm lãi suất và mua trái phiếu.“Lịch sử đã cho thấy Fed có thể rất sáng tạo”, Kathy Bostjancic, giám đốc kinh tế tài chính Mỹ tại Oxford Economics, nói.

Động thái bất ngờ của nhà sản xuất máy bay Boeing, rút gần 14 tỷ USD tín dụng tại các ngân hàng vì các hạn chế đi lại nhằm mục đích ngăn chặn đại dịch đang ảnh hưởng tới khách hàng, là một ví dụ cho thấy các ngân hàng, doanh nghiệp bắt đầu cảm thấy sức ép.

Fed đã cắt giảm lãi suất khẩn cấp hai lần, về 0 - 0,25%, đồng thời thực hiện các bước đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng bằng cách tăng hỗ trợ đáng kể cho thị trường cho vay qua đêm.

Nhưng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn một loạt các biện pháp cho vay và công cụ khác, từng được sử dụng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, và có thể tiếp tục dùng nếu cần để giữ cho thị trường tín dụng không bị đóng băng trong thời gian dịch bệnh căng thẳng.

“Kịch bản trong các trường hợp này là Fed sẽ luôn hỗ trợ thanh khoản nếu cần thiết”, Nellie Liang, thành viên nghiên cứu kinh tế cao cấp tại Viện Brookings và cựu giám đốc bộ phận ổn định tài chính của hội đồng thống đốc Fed, cho biết.

Fed có thể thực hiện một số biện pháp trong thẩm quyền hiện có, trong khi một số động thái khác có thể cần đến sự hợp tác với Bộ Tài chính hoặc quốc hội.

Dưới đây là một số công cụ có thể được đưa vào sử dụng nếu thị trường tín dụng xấu đi đáng kể.

Còn lại gì trong tủ thuốc của Fed - Ảnh 1.

Biểu tượng của hội đồng thống đốc Fed. Ảnh: Reuters.

Cửa sổ chiết khấu

“Công cụ cho vay của Fed là biện pháp cuối cùng và hiếm khi được sử dụng vì các ngân hàng lo ngại rằng vay mượn qua kênh này sẽ khiến họ trông có vẻ yếu thế. Nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể nhắc nhở các ngân hàng rằng cửa sổ chiết khấu đang mở, vui lòng sử dụng”, Liang nói.

Các quan chức Fed cũng có thể làm cho tín dụng trở nên hấp dẫn hơn bằng cách hạ thấp lãi suất hoặc kéo dài thời gian cho vay từ một ngày lên 30 hoặc 90 ngày.

Chương trình đấu giá kỳ hạn (TAF)

Fed đã triển khai TAF vào năm 2007 như một cách cung cấp khoản vay cho các ngân hàng không muốn sử dụng cửa sổ chiết khấu. So với cửa sổ chiết khấu, TAF có vẻ được chào đón hơn do cách các khoản vay được ban hành. Các công ty tài chính phải đấu thầu để nhận tài trợ, đồng nghĩa với việc lãi suất họ phải trả xem như được quyết định bởi thị trường.

Khoản tiền cũng không được giải ngân cho đến 3 ngày sau đó, cho thấy các ngân hàng vay theo cách này không đến nỗi cần tiền mặt ngay lập tức.

“Đó là dấu hiệu cho thấy bạn chưa đến mức tuyệt vọng”, Liang nói. Fed đã ngừng chương trình này vào tháng 3/2010.

Quỹ thương phiếu (CPFF)

Trong cuộc khủng hoảng tài chính, thành lập CPFF là biện pháp được Fed sử dụng để đưa ra các khoản vay trực tiếp cho các doanh nghiệp phi tài chính.

Công cụ này là nguồn tài trợ ngắn hạn chính cho một loạt các doanh nghiệp. Khi thị trường đóng băng vào năm 2008, Fed thiết kế CPFF để khôi phục thị trường bằng cách mua thương phiếu được đánh giá cao, được bảo đảm bằng tài sản với kỳ hạn 3 tháng. Công cụ này cũng được ngừng sử dụng vào năm 2010.

Một số dấu hiệu căng thẳng bắt đầu xuất hiện. Mức chênh lệch lãi suất vay giữa doanh nghiệp phi tài chính được đánh giá cao nhất so với thứ hạng phía sau đã tăng đáng kể trong tháng này và đang cao nhất trong 2 năm.

Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để khẳng định căng thẳng hiện tại sẽ leo thang đến mức Fed quyết định sử dụng lại công cụ này trong trường hợp “bất thường và cấp thiết” của Đạo luật Dự trữ Liên bang, cho phép các doanh nghiệp và cá nhân vay tiền.

Hoán đổi thanh khoản giữa các ngân hàng trung ương

Fed đã có thỏa thuận thường trực với 5 ngân hàng trung ương lớn khác gồm - Ngân hàng Canada, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ - cho phép họ cung cấp USD cho các tổ chức tài chính nội địa trong thời gian căng thẳng. Thỏa thuận giữa các ngân hàng được chuyển từ tạm thời sang thường trực vào năm 2011.

Fed có thể đưa ra nhiều thỏa thuận với các ngân hàng trung ương khác để tăng khả năng tiếp cận với USD nếu cần.

Các biện pháp khác?

Ngân hàng trung ương Mỹ có thể tạo ra các công cụ mới phù hợp hơn với thị trường hiện tại, Kathy Bostjancic, giám đốc kinh tế tài chính Mỹ tại Oxford Economics nói. “Phần lớn các biện pháp này được tạo ra để giải quyết các vấn đề trong hệ thống tài chính khi đó”.

“Lịch sử đã cho thấy Fed có thể rất sáng tạo”.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
9 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.