Con người cần kiêng thịt bò nếu không muốn tự “nấu chín” mình

13/10/2021 19:42
Thịt bò gây bất ngờ vì trở thành yếu tố phát thải khí nhà kính đáng kể.

Một cuộc thăm dò năm 2014 cho thấy bít tết chính là món ăn yêu thích của người Mỹ. Nhưng thật không may, bằng cách nấu quá nhiều thịt bò, con người cũng đang tự nấu chín chính mình.

Tác động của thực phẩm đến phát thải khí nhà kính có thể trượt khỏi tầm kiểm soát. Trong một khảo sát tại Anh năm 2020, kết quả phản hồi cho thấy hoạt động "sản xuất rau và thịt ở trang trại" được cho là yếu tố thấp nhất trong danh sách 10 hoạt động có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, hai bài báo được xuất bản trên Nature Food đã chỉ ra rằng thực phẩm, đặc biệt là thịt bò, thải ra nhiều khí nhà kính hơn mọi người vẫn tưởng. Kiêng món bít tết có thể là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải.

Năm 2019, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (LHQ) ước tính rằng hệ thống lương thực toàn cầu thải ra 21-37% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Trong tháng 3, nghiên cứu của Ủy ban châu Âu và Tổ chức Nông lương LHQ cho thấy 34% khí nhà kính tạo ra trong năm 2015 là do thực phẩm.

Kết quả cao như vậy xuất phát từ các nguyên nhân như ảnh hưởng của phá rừng làm nông nghiệp. Hệ quả của nó bao gồm lượng khí thải sau khi bán thực phẩm (chẳng hạn như từ chất thải và quá trình nấu nướng). Các loại cây phi lương thực như bông cũng được tính đến.

Nhưng thậm chí khi các tác giả nghiên cứu loại trừ những nguồn phát thải như vận chuyển hoặc đóng gói, họ vẫn thấy nông nghiệp tạo ra 24% khí nhà kính. Theo một nghiên cứu của Viện Tài nguyên Thế giới, nhóm ô tô, tàu hỏa, tàu thủy và máy bay chỉ tạo ra tổng cộng 16% khí nhà kính.

Trên một bài báo khác gần đây, Xiaoming Xu thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và tám đồng tác giả, đã nghiên cứu tác động từ 171 cây trồng và 16 sản phẩm động vật. Họ phát hiện ra rằng thực phẩm động vật chiếm 57% khí nhà kính trong nông nghiệp, 29% từ sản phẩm thực vật. Riêng thịt bò và sữa bò đã chiếm 34%.

Con người cần kiêng thịt bò nếu không muốn tự “nấu chín” mình - Ảnh 1.

Bò tạo ra khí mê-tan trong quá trình 'lên men ruột'.

So với các loại thực phẩm khác, thịt bò là loại thực phẩm duy nhất chứa nhiều carbon. Vì loài gia súc này thải ra khí mê-tan và chúng cần những đồng cỏ rộng được hình thành thông qua phá rừng. Bò thải ra khí nhà kính trên mỗi calo thịt gấp 7 lần lợn và cao hơn 40% so với tôm nuôi.

Điều này khiến cho thịt bò vượt trội hơn hẳn các loại thực phẩm khác, trong khi than chỉ nhỉnh hơn các nhiên liệu khác một chút. Đốt than chỉ tạo ra cao hơn 14% khí nhà kính so với đốt dầu.

Theo Finacial Times, khoảng 1,5 tỷ gia súc tạo ra 7 gigaton mỗi năm, tương đương 60% khí thải chăn nuôi, với gần 40% là khí mê-tan. Mặc dù tồn tại ngắn hơn khí CO2 trong khí quyển, khí nhà kính mạnh hơn khoảng 28 lần so với carbon dioxide.

Những con số này có thể nói lên những lợi ích cho môi trường từ việc thu nhỏ các đàn gia súc. Thay đổi này cũng sẽ nâng cao sản lượng thực phẩm nguồn gốc thực vật, bằng cách thay thế cây trồng làm thức ăn cho gia súc bằng những loại cây khác.

Cách đơn giản để giảm tiêu thụ thịt bò là để mọi người ăn các loại thịt khác hoặc ăn chay. Nhưng thuyết phục được những người ăn thịt từ bỏ món khoái khẩu là một yêu cầu không dễ dàng.

May mắn thay, các loại thịt được tạo ra trong phòng thí nghiệm đang được đưa vào các nhà hàng. Thật khó để tưởng tượng nếu chúng không phải thịt từ gia súc sống, nhưng điều này đã đúng với than từ 100 năm trước. Thịt trong phòng thí nghiệm có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn chặn thảm họa khí hậu.

Một số nghiên cứu khác tại Đại học California phát hiện ra loại rong biển khi bổ sung vào chế độ ăn của bò có thể giúp giảm 82% lượng khí mê-tan. Các cải tiến khác bao gồm mặt nạ khử khí mê-tan cho bò được thử nghiệm, giúp khử 95% lượng khí mê-tan được thải ra từ miệng và mũi của gia súc. Ngoài ra, vắc xin chống mê-tan cho bò cũng đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Tuy nhiên, những nỗ lực trên vẫn còn chậm chạp so với tình hình biến đổi khí hậu hiện tại. Vẫn còn một chặng đường dài phía trước để những con bò không còn thải ra khí mê-tan.

Theo The Economist, Financial Times

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
25 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
12 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
22 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
30 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.