Con người tự tạo ra "khủng hoảng sự sống"

22/05/2022 10:10
"Hỗn loạn khí hậu" sẽ gây ra một chuỗi thảm họa toàn cầu với các thiên tai ngày một dày đặc và khó đoán, khiến môi trường sống bị thu hẹp.

Báo cáo Tình hình khí hậu toàn cầu năm 2021 mà Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa ban hành cho thấy các chỉ số toàn cầu quan trọng về khí hậu đã phá vỡ kỷ lục vào năm 2021.

Ám ảnh sóng nhiệt

Các đại dương hiện có tính axít đạt đỉnh trong ít nhất 26.000 năm qua, đe dọa trực tiếp đến động vật hoang dã và nhiều loại san hô, hủy hoại hệ sinh thái đại dương, góp phần làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực.

CO2 và mê-tan - các loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh - đang ở mức kỷ lục, trong đó CO2 cao hơn 50% so với trước cách mạng công nghiệp.

WMO cũng ghi nhận trong năm 2021, các đợt nắng nóng khốc liệt ở Tây Bắc Mỹ, Địa Trung Hải; lũ lụt chết người ở Trung Quốc và Tây Âu; lần đầu tiên có mưa trên đỉnh khối băng Greenland. Năm 2022, WMO dự báo miền Đông châu Phi nguy cơ cao không có mùa mưa thứ 4 liên tiếp, đồng nghĩa với hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm qua.

Tờ The Guardian dẫn lời giáo sư Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO: "Khí nhà kính do con người gây ra sẽ làm ấm hành tinh trong nhiều thế hệ sau. Một số sông băng đã đạt đến điểm không thể phục hồi, gây ra hậu quả lâu dài trong một thế giới mà hơn 2 tỉ người đã phải trải qua căng thẳng về nước".

 Con người tự tạo ra khủng hoảng sự sống - Ảnh 1.

Người dân tìm đến bóng râm bên bờ sông Yamuna ở New Delhi - Ấn Độ hôm 11-5 .Ảnh: REUTERS

Nắng nóng tại Ấn Độ và Pakistan năm nay rất khốc liệt nhưng chưa phải là đỉnh điểm, theo một nghiên cứu chủ trì bởi Văn phòng Met - cơ quan thời tiết của Anh.

Sử dụng 14 mô hình máy tính, họ đánh giá về khả năng tái diễn năm nhiệt độ "tử thần" 2010 vốn kinh khủng hơn cả năm nay. Kết quả cho thấy khả năng thảm họa lặp lại cao hơn 100 lần trong thế giới hiện tại, thậm chí có thể xảy ra hằng năm.

Đồng tác giả Paul Hutcheon nhấn mạnh: "Nhiệt độ tối đa có thể đạt tới 50 độ C ở một số nơi". Đó là ác mộng bởi nhiệt độ gần 40 độ C cho đến dưới 50 độ C vài độ đã đủ gây thiệt hại nghiêm trọng lên mùa màng, đời sống và sức khỏe con người.

Nguyên nhân lớn của nhiệt độ thảm khốc, ngoài tác động tổng thể, cũng là do con người gây ra. Theo tờ SciTech Daily, thí nghiệm đo bức xạ nhiệt trong không gian sinh thái của NASA - thực hiện bởi thiết bị ECOSTRESS - cho thấy Ấn Độ xuất hiện các "đảo nhiệt" vào ngày 5-5 trong ảnh vệ tinh: Những vùng đỏ biểu thị nhiệt độ cao lên tới 39 độ C xuất hiện tại New Delhi và một số làng lân cận, trong khi các cánh đồng xung quanh thì mát hơn trung bình 4,4 độ C.

Nhiệt độ trung bình ở nông thôn cũng thấp hơn nhiều so với thành thị, nguyên nhân được NASA khẳng định là do hoạt động tại chỗ gây ô nhiễm của con người đã bồi thêm vào đợt nóng tổng thể.

Cơ hội cuối cùng

Sau báo cáo mới của WMO, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) António Guterres nhận định đó là "thất bại của nhân loại trong việc giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu " và cho rằng nhiên liệu hóa thạch là một ngõ cụt về mặt môi trường lẫn kinh tế.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Environmental Research Letters phân tích dữ liệu từ 25.000 mỏ dầu khí và một số mỏ than, tính toán rằng các mỏ này sẽ dẫn đến 936 tỉ tấn CO2 phát thải trong vòng 25 năm.

Tốc độ này sẽ khiến mốc đáng sợ - nhiệt độ trung bình cao hơn 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp - nhanh chóng bị phá vỡ, dẫn đến cái gọi là "hỗn loạn khí hậu". Một chuỗi thảm họa toàn cầu với các thiên tai ngày một dày đặc và khó đoán sẽ xảy ra, khiến môi trường sống bị thu hẹp.

 Con người tự tạo ra khủng hoảng sự sống - Ảnh 2.

Một người phụ nữ đi bộ dưới đáy ao khô trong một ngày nắng nóng ở làng Mauharia, phía bắc bang Uttar Pradesh - Ấn Độ, ngày 4-5. Ảnh: REUTERS

Để cứu trái đất, phải cắt giảm 50% lượng khí thải đến năm 2023. Một nửa khí thải đến từ than đá, 1/3 từ dầu mỏ và 1/5 từ khí đốt. Đồng nghĩa với việc đóng cửa sớm 50% cơ sở sản xuất nhiên liệu hóa thạch hiện tại là lối thoát duy nhất.

Tin mừng là một số khu vực đã tính đến các phương án "sạch" để đối phó với khủng hoảng năng lượng.

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố kế hoạch lớn về năng lượng mặt trời và năng lượng gió vào ngày 18-5, trong đó EU sẽ huy động 210 tỉ euro trong vòng 5 năm cho các dạng năng lượng này, nhằm chấm dứt phụ thuộc vào dầu khí Nga. Kế hoạch cũng đề xuất 45% hỗn hợp năng lượng của EU đến từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, đồng thời cắt giảm 13% tiêu thụ năng lượng vào năm 2030.

"Tương lai bền vững duy nhất là một tương lai có thể tái tạo. Tin tốt là phao cứu sinh đang ở ngay trước mắt. Gió và mặt trời luôn sẵn có và trong hầu hết trường hợp, rẻ hơn than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác. Nếu chúng ta cùng hành động, việc chuyển đổi năng lượng tái tạo có thể là dự án hòa bình của thế kỷ XXI" - Tổng Thư ký LHQ Guterres khẳng định.

Ô nhiễm giết người nhiều hơn Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới thống kê khoảng 15 triệu người đã chết vì Covid-19 trong hơn 2 năm đại dịch, trong khi ô nhiễm giết chết tới 9 triệu người/năm, tương đương 1/6 ca tử vong toàn cầu do mọi nguyên nhân, làm thiệt hại 4.600 tỉ USD/năm cho kinh tế toàn cầu, theo nghiên cứu mới của tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu Pure Earth.

Bài công bố trực tuyến trên tạp chí Lancet Planetary Health cho thấy ô nhiễm từ công nghiệp và đô thị hóa - cũng là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu - đã làm tăng thêm 7% số ca tử vong do ô nhiễm chỉ từ năm 2015 đến 2019.

Đồng tác giả Rachael Kupka, Giám đốc điều hành Liên minh Toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (trụ sở tại New York - Mỹ), nhấn mạnh trong số người thiệt mạng vì ô nhiễm, số tử vong do tiếp xúc với các chất ô nhiễm hiện đại như kim loại nặng, hóa chất nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch đã tăng đến 66% kể từ năm 2000.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
55 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
44 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
20 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
5 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
8 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
22 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.