Sau khi được Phòng Thương Mại địa phương đăng tải hình ảnh các biển quảng cáo lên trang Facebook, cuộc chiến vui nhộn này lập tức trở nên nổi như cồn, nhận được hơn 19 triệu lượt xem trên mạng xã hội. Con số này càng ấn tượng hơn nếu như mọi người biết được rằng kinh phí là 0 đồng, còn dân số của Marshfield chỉ vỏn vẹn 7.500 người.
Cuộc chiến biển bảng cáo này là một bài học cho thấy việc tạo nên một thứ gì đó sáng tạo và vui nhộn có thể tạo nên khác biệt cho doanh nghiệp.
Mọi việc bắt đầu đơn giản với việc cửa hàng McDonald’s ở Marshfield tuyên bố trên biển hiệu của mình:
HEY DQ! WANNA HAVE A SIGN WAR (Này DQ! Muốn chơi một trận không?)
Và Dairy Queen đáp trả nhanh chóng:
WE WLD BUT WERE 2 BUSY MAKIN ICECREAM (Muốn nhưng mắc bận làm kem rồi)
Dòng chữ này là đang cà khịa McDonald’s. Bởi McDonald’s nổi tiếng là suốt ngày hỏng máy làm kem, đến nỗi khách hàng còn tạo ra một website McBroken để cho người khác biết máy nào trong khu vực nào còn và không còn hoạt động.
McDonald’s trả lời:
THAT'S CUTE OUR ICECREAM MAKES ITSELF (Vui đó nhưng tụi tôi tự làm kem)
Lời đối đáp của Dairy Queen:
YOU MEAN IT ACTUALLY WORKS SHOCKER (Vẫn làm được hả? Sốc ghê)
Cuộc chiến cứ thế tiếp diễn, và thậm chí còn tăng lên một bậc.
McDonald’s:
WHATS A MILKMAN IN PANTYHOSE
A DAIRY QUEEN
(Một người giao sữa trong bộ pantyhose là gì? Là Nữ hoàng sữa) (Dairy ữ hoàng sữa)
DQ:
WHY DINE W A CLOWN WHEN YOU CAN W A QUEEN
(Sao phải ăn tối với tên hề khi có thể ăn tối với nữ hoàng?)
Nhiều doanh nghiệp nhỏ trong địa phương nhận thấy cuộc chiến thú vị này và nhảy vào. Một ngân hàng để một biển báo ngay lối ra vào
Roses Are Red
Violets Are Blue
We Want In On The Sign War too…
(Hoa hồng màu đỏ
Violet màu xanh
Chúng tôi cũng muốn tham gia)
>>Trận cà khịa giữa 2 chuỗi cà phê
Rất nhanh sau đó gần như mọi cửa hàng và nhà hàng của Marshfield đều đặt một tấm biển kiểu như vậy. Và Phòng Thương Mại đăng tải tất cả lên Facebook, khiến chúng trở thành cơn sốt trên toàn quốc.
Điểm mấu chốt ở đây là các doanh nghiệp này có thể nhìn thấy tiềm năng của một tài nguyên dễ bị bỏ qua, đó là những tấm biển quảng cáo khiêm tốn. Họ dùng nó để thu hút sự chú ý, kéo khách hàng đến cửa hàng, đồng thời giúp khách hàng có được sự giải trí thú vị.
Thật ra trước McDonald’s ở Marshfield, cũng có một số thương hiệu thấy được tiềm năng của những tấm biển này. Chẳng hạn Burma-Shave, một thương hiệu kem cạo râu ra đời những năm 1920 nhưng đã sụp đổ. Họ nổi tiếng với việc thiết kế những tấm biển có vần điệu trên đường cao tốc nước Mỹ từ 1925 đến 1966.
A MISTAKE
MANY MAKE
RELY ON HORN
INSTEAD OF BRAKE
BURMA-SHAVE
Những tấm biển này đã biến mất khỏi đường cao tốc, nhưng vẫn còn trong trí nhớ mọi người và là một chút biểu tượng của Mỹ. Họ đã biến những tấm biển nhàm chán và phổ thông bên lề đường thành một thứ thu hút.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cuộc chiến biển quảng cáo cũng trở thành cơn sốt. Việc nổi tiếng chỉ xảy ra trong phút chốc, và con người không thể dự đoán thời điểm và giải thích nguyên nhân.
Bất chấp việc không nổi, thì những “cuộc chiến” như vậy ít nhất vẫn có thể đem đến một chút gì đó thú vị cho khách hàng, khiến họ chú ý và thậm chí gắn bó với thương hiệu.
Còn ở Việt Nam, hẳn bạn còn nhớ cuộc chiến quảng cáo Ngã 6 Cộng hòa này chứ: