Công đoàn Rạng Đông sẽ chi hàng trăm tỷ đồng mua cổ phiếu trong đợt phát hành tăng vốn kỷ lục của công ty?

08/06/2021 08:15
Với phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu, Công đoàn Rạng Đông sẽ là tổ chức phải bỏ ra nhiều tiền nhất đợt tăng vốn này, ước tính tối thiểu là 550 tỷ đồng và có thể lên tới 750 tỷ đồng (hoặc thậm chí hơn nếu giá RAL tăng mạnh trước đợt phát hành).

Ngày 26/6 tới đây, CTCP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (Mã CK: RAL) sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2021. Một nội dung đáng chú ý được công bố trong tài liệu đại hội là việc Rạng Đông có kế hoạch tăng vốn gần gấp đôi để xây dựng dự án "Nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tích hợp hệ sinh thái chiếu sáng LED xanh, thông minh" tại Hòa Lạc.

Theo phương án sẽ được trình tại ĐHCĐ tới đây, Rạng Đông dự kiến sẽ phát hành cho cổ đông hiện hữu 11 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 91,1% cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Tỷ lệ thực hiện quyền tương ứng 12,075: 11 (cổ đông sở hữu 12,075 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 11 cổ phiếu mới).

Mức giá chào bán được xác định sẽ bằng 65% giá bình quân 20 phiên giao dịch liền trước ngày quyết định thực hiện của Rạng Đông và không thấp hơn 110.000 đồng/cp.

Với thị giá xoay quanh mức 220.000 đồng – 230.000 đồng/cp, mức giá chào bán cổ phiếu tăng vốn của Rạng Đông có thể từ 140.000 đồng – 150.000 đồng/cp, thậm chí có thể cao hơn nếu thị giá RAL trên sàn tiếp tục tăng trước giai đoạn chốt quyền.

Trong lịch sử TTCK Việt Nam, mức giá chào bán lên tới "3 con số" như trường hợp của Rạng Đông có thể xem là kỷ lục và điều này gây ra không ít trở ngại cho cổ đông bởi mức giá phát hành khá "cao". Nếu được quyền mua thêm 1.000 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng và đây là con số không nhỏ với nhiều nhà đầu tư.

Trong phiên giao dịch 7/6, cổ phiếu RAL đã lập tức giảm sàn xuống 213.000 đồng/cp khi không ít nhà đầu tư lo ngại mức giá phát hành của RAL.

Công đoàn Rạng Đông sẽ chi hàng trăm tỷ đồng mua cổ phiếu trong đợt phát hành tăng vốn kỷ lục của công ty? - Ảnh 1.

Biến động cổ phiếu RAL

Tuy vậy, điều đáng nói hơn trong đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn của RAL lần này là "ai sẽ bỏ tiền mua"?

Trong cơ cấu cổ đông của RAL, Công đoàn Rạng Đông đang là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ khoảng 5 triệu cổ phiếu RAL, tương ứng tỷ lệ sở hữu 41% cổ phần công ty. Với phương án phát hành cho cổ đông hiện hữu, Công đoàn Rạng Đông sẽ là tổ chức phải bỏ ra nhiều tiền nhất đợt tăng vốn này, ước tính tối thiểu là 550 tỷ đồng và có thể lên tới 750 tỷ đồng (hoặc thậm chí hơn nếu giá RAL tăng mạnh trước đợt phát hành).

Số tiền hàng trăm tỷ đồng kể trên là con số không nhỏ, tương đương một nửa, thậm chí ¾ vốn chủ sở hữu của Rạng Đông (tính theo báo cáo quý 1). Nếu tiến hành "lăn chốt", quỹ công đoàn Rạng Đông sẽ không dễ thực hiện được. Và nếu huy động từ người lao động để mua cổ phiếu, đây cũng là phương án khó khả thi khi số tiền là rất lớn, lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Theo quy định hiện hành của Luật chứng khoán, đợt chào bán để huy động vốn thực hiện dự án đầu tư phải đảm bảo các nhà đầu tư mua tối thiểu 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán. Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu không đạt 70% số cổ phần dự kiến chào bán, đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ và công ty sẽ hoàn lại tiền cho các nhà đầu tư đã tham gia.

Như vậy, nếu trong trường hợp Công đoàn Rạng Đông không thể thu xếp đủ tài chính, nhiều khả năng đợt phát hành tăng vốn của Rạng Đông sẽ bị hủy bỏ khi cổ đông lớn này nắm tới 41% cổ phần công ty.

Tuy nhiên, một khả năng cũng có thể diễn ra là việc Công đoàn Rạng Đông sẽ chuyển nhượng quyền quyền mua cho bên thứ 3 và nếu điều này diễn ra, tỷ lệ sở hữu của Công Đoàn tại Rạng Đông sẽ bị pha loãng.

Công đoàn Rạng Đông sẽ chi hàng trăm tỷ đồng mua cổ phiếu trong đợt phát hành tăng vốn kỷ lục của công ty? - Ảnh 2.

Trong cơ cấu cổ đông của Rạng Đông, hiện có nhóm "Gia Lộc Phát" với đại diện là bà Lê Thị Kim Yến trong HĐQT có thể là đối tác tiềm năng mua lại quyền mua cổ phiếu của Công đoàn Rạng Đông. Nhóm cổ đông Gia Lộc Phát hiện nắm giữ khoảng 25% cổ phần Rạng Đông khi mua lại từ SCIC năm 2015 với mức giá 114 tỷ đồng. Gia Lộc Phát hiện cũng là đối tác kinh doanh lớn của Rạng Đông khi mang lại từ 70-80% tổng doanh thu miền Bắc của công ty.

Bên cạnh Gia Lộc Phát, cũng có thể xuất hiện thêm những nhà đầu tư tiềm năng khác có thể tham gia mua lại quyền mua trong trường hợp Công đoàn Rạng Đông muốn bán. Tuy nhiên, liệu Công đoàn Rạng Đông có "bỏ quyền" hay sẽ tiếp tục mua, hay ai là đối tác có tiềm năng sẽ tham gia đợt mua cổ phần này vẫn còn là ẩn số và nhà đầu tư cần chờ đợi tới ĐHCĐ để biết thêm thông tin.

Hiện tại, Rạng Đông vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 cũng như phương án chi trả cổ tức. Theo báo cáo KQKD quý 1/2021, Rạng Đông đạt 110 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 46% so với cùng kỳ năm trước. EPS quý 1 đạt 9.109 đồng.

Theo ban lãnh đạo Rạng Đông, mục tiêu đến năm 2025, công ty sẽ trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, dẫn đầu thị trường chiếu sáng tại Việt Nam, tiên phong trong lĩnh vực cung cấp Hệ sinh thái LED 4.0; Đến năm 2030, trở thành doanh nghiệp tỷ đô, vươn tầm khu vực.

Mới đây, Rạng Đông đã được chấp thuận dự án đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tích hợp hệ sinh thái chiếu sáng LED xanh, thông minh tại Hòa Lạc với tổng vốn đầu tư là 2.334 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 540,4 tỷ đồng, chiếm 23,1% còn lại là vốn huy động.

Với dự án đầu tư mới tại Khu Công nghệ cao, Rạng Đông sẽ hưởng thuế suất ưu đãi, giảm thuế thu nhập, miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cũng như được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thuê.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
6 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
6 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
5 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
4 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
4 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.