Công nghệ chip Nhật Bản: Hào quang lụi tàn nhường chỗ cho nỗi ám ảnh bị bỏ lại phía sau

18/08/2021 20:20
Kế hoạch bơm tiền của Mỹ đang khiến đồng minh thân cận ở châu Á cảm thấy lo ngại cho số phận ngành công nghiệp bán dẫn từng thống trị thế giới của mình.

Thực tế phũ phàng

Theo Bộ Công nghiệp Nhật Bản, sau "3 thập kỷ mất mát", thị phần sản xuất chip của Nhật Bản đã giảm từ một nửa xuống còn 1/10. Khách hàng của họ rơi vào tay những đối thủ với giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, việc đánh mất vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất tiên tiến tiếp tục khiến ngành công nghiệp này sa sút.

Chưa dừng ở đó, những gì còn lại của Nhật Bản cũng đang bị đe dọa. Trung Quốc và Mỹ, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang mâu thuẫn với nhau về mọi mặt, từ an ninh tới khoa học, công nghệ và kinh tế. Ngành công nghiệp chip là một trong số đó.

Khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng lên, nó trở thành khởi đầu cho một loạt các mâu thuẫn khác, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Không chỉ đưa nhiều gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vào diện trừng phạt, Mỹ còn tìm mọi cách để ngăn cản các công ty bán dẫn Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất.

Công nghệ chip Nhật Bản: Hào quang lụi tàn nhường chỗ cho nỗi ám ảnh bị bỏ lại phía sau - Ảnh 1.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không ngồi im chịu trói. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đổ nhiều tiền của nhằm mục đích tự chủ trong lĩnh vực chip. Đáp trả, Mỹ cũng đầu tư mạnh cho lĩnh vực này nhằm duy trì sự kiểm soát đối với ngành công nghiệp then chốt.

Cùng với đó, Nhật Bản sớm nhận ra ảnh hưởng của cuộc đua Mỹ - Trung đối với ngành công nghiệp bán dẫn của mình.  

"Chúng ta không thể tiếp tục những gì chúng ta đang làm. Chúng ta phải làm điều gì đó ở một cấp độ hoàn toàn khác", cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói với các thành viên đảng LDP cầm quyền hồi tháng 5 trong cuộc họp đầu tiên của đảng này về vấn đề đưa đất nước Nhật Bản vươn lên vị thế hàng đầu trong nền kinh tế số.

Trong tài liệu mà Bộ Kinh tế thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) công bố, nỗi sợ hãi bị bỏ lại phía sau của Nhật Bản trong trật tự thế giới công nghệ mới được mô tả bằng việc nắm giữ 0% thị phần chip toàn cầu vào năm 2030. Cùng với đó là sự lo ngại cho tương lai các công ty bán dẫn hàng đầu của nước này, vốn cung cấp các mặt hàng như tấm silicon, màng hóa chất và máy móc chuyên dụng ngành chip.

Ông Kazumi Nishikawa, Giám đốc bộ phận CNTT tại METI, nói rằng: "Những thay đổi có thể không đến ngay lập tức nhưng nó có thể xảy ra trong tương lai xa".

Cuộc chiến công nghệ

Hiện tại, không doanh nghiệp lớn nào trong ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản công bố ý định chuyển sang Mỹ dù nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tung ra nhiều ưu đãi. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng xác định những việc phải làm để giữ chân những doanh nghiệp này ở quê nhà.

Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới cần các xưởng đúc chip mua nguyên vật liệu từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đồng thời đảm bảo nguồn cung chip ổn định cho các công ty sản xuất thiết bị điện tử và ô tô của nước này.

Công nghệ chip Nhật Bản: Hào quang lụi tàn nhường chỗ cho nỗi ám ảnh bị bỏ lại phía sau - Ảnh 2.

Lo ngại về các động thái của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan, TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển gần Tokyo. Doanh nghiệp này cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy sản xuất chip ở Nhật Bản. Tuy nhiên, liên doanh lớn nhất của TSMC ở thời điểm hiện tại chính là nhà máy trị giá 12 tỷ USD mà công ty đang xây dựng ở Arizona, Mỹ.

Trong nỗ lực nhằm theo kịp cuộc đua công nghệ, Chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga đã phê duyệt thành lập một nhóm chiến lược nhằm đảm bảo chip của Nhật Bản đủ khả năng cạnh tranh trong những công nghệ vốn được coi là chìa khóa tăng trưởng kinh tế của tương lai, bao gồm trí tuệ nhân tạo, 5G và xe tự lái.

Một trong những sáng kiến được đưa ra là biến Nhật Bản thành trung tâm dữ liệu châu Á. Những trung tâm như vậy tạo ra nhu cầu lớn về chip, khiến các nhà máy sản xuất được kéo về xây dựng gần đó.

Cuộc chiến bơm tiền

Tuy nhiên, thành công của những chính sách này phụ thuộc nhiều vào tiền. Đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản đã phân bổ 4,5 tỷ USD để củng cố chuỗi cung ứng công nghệ nhằm giúp các công ty đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chip và các thành phần khác trong thời kỳ đại dịch Covid-19 hoành hành. Đồng thời, Nhật Bản cũng thúc đẩy chuyển đổi sang 5G.

Dẫu vậy, số tiền của Nhật Bản chỉ bằng một phần nhỏ trong kế hoạch chi tiêu mà các nước khác đề xuất cho cuộc chiến này. Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ thông tin và Điện tử Nhật Bản cho biết: "Với mức hỗ trợ hiện tại, thật khó khăn cho ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản và chúng tôi muốn Chính phủ đưa ra các ưu đãi có thể so sánh được với những nước khác".

Công nghệ chip Nhật Bản: Hào quang lụi tàn nhường chỗ cho nỗi ám ảnh bị bỏ lại phía sau - Ảnh 3.

Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật trị giá 190 tỷ USD nhằm hỗ trợ công nghệ mới, bao gồm 54 tỷ USD cho mảng chip. Liên minh châu Âu cũng có kế hoạch chi 159 tỷ USD để nuôi dưỡng nền kinh tế số của riêng họ.

Tuy nhiên, để cân bằng mức chi tiêu này, Nhật Bản sẽ phải dành ra một số tiền lớn mà đất nước này dự định chi tiêu cho y tế và phúc lợi xã hội.

"Với tình hình tài chính của Nhật Bản, sẽ khó so sánh được với Mỹ, EU và Trung Quốc", cựu Bộ trưởng Phục hồi Kinh tế Akira Amari cho biết. Ông Amari hiện cũng đang là lãnh đạo nhóm "Đưa Nhật Bản trở lại vị trí số 1" của đảng LDP cầm quyền.

Tham khảo: CNBC

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
7 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
8 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
9 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
9 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.