Công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

19/10/2021 08:12
Báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” chỉ ra rằng, nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỷ đồng (74 tỷ USD) cho Việt Nam vào năm 2030. Khoản tiền này tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020. Dự kiến, các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất là sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, giáo dục và đào tạo.

Thông tin trên được nêu tại Hội thảo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, Bộ KH&ĐT phối hợp với Tập đoàn Google tổ chức ngày 18/10. Hội thảo nhằm đánh giá tổng quan về thực trạng kinh tế số Việt Nam hiện nay, khả năng phát triển trong tương lai và những cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số.

Đáng chú ý, tại Hội thảo, Báo cáo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" chính thức được công bố. Báo cáo do AlphaBeta nghiên cứu phát hành. Theo đó, Việt Nam có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số. Dân số trẻ, có học thức và am hiểu công nghệ tại Việt Nam chiếm 70% công dân dưới 35 tuổi; tỉ lệ biết đọc và viết ở nhóm 15-35 tuổi trên 98% (cao hơn tỉ lệ trung bình toàn cầu là 91%) và khoảng hơn 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh. Đồng thời, Việt Nam có nền kinh tế internet tăng trưởng nhanh thứ 2 Đông Nam Á (sau Indonesia).

Điểm sáng về chuyển đổi số

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông nhận định, trong bối cảnh bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ KH&ĐT đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn của thế giới để trao đổi, tham mưu đề xuất các vấn đề lớn về cơ chế, chính sách nhằm định hướng phát triển, tối ưu nguồn lực cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế số.

Công nghệ số có thể đem lại hơn 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030 - Ảnh 1.

Tại Hội thảo, Báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” chính thức được công bố - Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Phân tích thêm về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế số, ông Jacques Morisset, Quản lý Chương trình Kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), nhấn mạnh, Việt Nam đã vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 và đạt được những điểm sáng về chuyển đối số, như: 60% doanh nghiệp sử dụng các nền tảng và công cụ trực tuyến; Chính phủ điện tử cung cấp trên 2.000 thủ tục trực tuyến đã làm đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở Việt Nam...

"Để hướng tới nền kinh tế không cần tiếp xúc và trở thành nền kinh tế bậc cao, Việt Nam cần tập trung 3 ưu tiên để khai thác chuyển đổi số: Nâng cấp kỹ năng số cho người lao động, khuyến khích các doanh nghiệp (DN) đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng thông tin", ông Jacques Morisset lưu ý.

Ba trụ cột hành động

Bên cạnh những tiềm năng, nước ta phải đối mặt với một số "rào cản" trong khai thác lợi ích từ công nghệ số, như: Quy định pháp lý, khả năng kết nối kỹ thuật số, thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số.

Nghiên cứu do Liên minh Internet Á châu thực hiện cho thấy các quy định về nội địa hoá dữ liệu và bảo vệ dữ liệu kết nối chậm, tốc độ băng thông rộng trung bình của Việt Nam ước tính chậm hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á (chậm hơn khoảng 10 lần so với Singapore, chỉ bằng 1/3 Malaysia và 1/2 Thái Lan).

Để vượt qua những "rào cản", nắm bắt tối đa cơ hội số, Báo cáo "Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" khuyến nghị về 3 trụ cột hành động.

Thứ nhất, phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước. Việt Nam có thể tiến xa hơn trong việc giải quyết những khoảng trống về phạm vi bao phủ của cơ sở hạ tầng số cũng như rào cản pháp lý mà các nhà lập trình trong nước đang phải đối mặt, giúp họ kinh doanh dễ dàng hơn.

Thứ 2, nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên. Thứ 3, phát triển một môi trường thuận lợi cho thương mại số. Điều này đòi hỏi thúc đẩy dòng dữ liệu xuyên biên giới mở, nới lỏng chính sách hạn chế về dữ liệu, khuyến khích khả năng tương tác của các khuôn khổ kỹ thuật số và giảm thiểu xung đột biên giới.

Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật số là rất thiết yếu để Việt Nam ứng phó và phục hồi trong cuộc khủng hoảng COVID-19 và sau đại dịch. Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua công nghệ số và giảm thiểu tắc nghẽn hậu cần (logistics) do gián đoạn chuỗi cung ứng, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát các tác động nghiêm trọng của COVID-19. Ước tính, khoảng 70% tổng cơ hội kỹ thuật số của Việt Nam (tương đương giá trị 1,216 triệu tỷ đồng khoảng 52 tỷ USD) có thể xuất phát từ những ứng dụng công nghệ như vậy.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
1 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
40 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
1 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
28 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
52 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
7 giờ trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
2 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
3 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.