'Công nghiệp Việt Nam phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài'

04/11/2022 18:56
Công nghiệp Việt Nam hiện phát triển mất cân đối nghiêm trọng, phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài, dẫn đến tình trạng sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho biết.

Tại Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng 2022, diễn ra sáng 4/11, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết tại TP. Đà Nẵng, hiện nay, ở nước ta, công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ đang nhận được sự quan tâm đặc biệt và chú trọng phát triển của Đảng và Chính phủ.

Công nghiệp Việt Nam phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài - Ảnh 1.

Bộ Công Thương và UBND TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng 2022. Ảnh: Thành Vân

Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo đó xác định "phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá" và đề ra mục tiêu đến năm 2030 tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%.

"Một trong những giải pháp để hiện thực hóa những mục tiêu trên là tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.

Công nghiệp Việt Nam phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. Ảnh: Thành Vân

Vai trò của địa phương cũng ngày càng trở nên rõ nét thông qua việc xây dựng và thực thi các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương, ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc thù của địa phương, phân bổ các nguồn lực để thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế, trong đó có công nghiệp chế biến chế tạo và công nghiệp hỗ trợ", ông Hải nói.

'Một quốc gia, hai nền kinh tế'

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho biết, trong những năm gần đây, công nghiệp - đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn then chốt của công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn còn chưa được khắc phục.

Theo ông Anh, nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu. Mặc dù được xác định là động lực tăng trưởng của nền kinh tế nhưng trình độ đạt được của nền công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay còn thấp so với yêu cầu của một nước công nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước chưa cao. Trình độ nguồn nhân lực và kỹ thuật sản xuất còn rất thấp…

Công nghiệp Việt Nam phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài - Ảnh 3.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương. Ảnh: Thành Vân.

"Từ những yếu tố trên, chúng ta chưa hình thành được chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong nước, và đa số các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tham gia sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Tăng trưởng năng suất lao động của công nghiệp chế biến, chế tạo trì trệ và thậm chí giảm sút trong khoảng 2 thập kỷ gần đây", ông Anh thông tin.

Cũng theo ông Anh, công nghiệp Việt Nam hiện phát triển mất cân đối nghiêm trọng, phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài. Đặc biệt, khi công nghiệp hỗ trợ còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng sản xuất trong nước phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu.

"Tác nhân chính để tạo ra chuyển dịch cơ cấu và giá trị trong công nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp FDI chứ không phải là các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, các doanh nghiệp 100% vốn FDI đang đóng vai trò chủ đạo trong xuất khẩu và tăng trưởng của Việt Nam. Trong khi đó, mối liên hệ, kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước lỏng lẻo, không tạo ra tác động lan tỏa giữa khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước, dẫn đến tình trạng "một quốc gia, hai nền kinh tế" (khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước)", ông Anh nói.

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết thêm, phát triển công nghiệp hiện chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của các địa phương và vùng kinh tế để hình thành các chuỗi giá trị công nghiệp. Hầu hết các địa phương hiện nay không có chiến lược, tầm nhìn dài hạn trong phát triển công nghiệp, cạnh tranh xuống đáy thay vì hợp tác để thu hút đầu tư nên thường bị các nhà đầu tư lợi dụng để đàm phán có lợi cho mình.

Ngoài ra, các hạn chế trong hệ thống chính sách và pháp luật phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, như: Chưa có một đạo Luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ; các hạn chế về hiệu lực, hiệu quả trong hệ thống chính sách phát triển công nghiệp hiện nay…

Thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp

Tại hội nghị, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trong những năm qua, thành phố đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để cùng với công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin trở thành ba trụ cột phát triển ngành công nghiệp thành phố.

Công nghiệp Việt Nam phụ thuộc lớn vào các yếu tố bên ngoài - Ảnh 4.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng. Ảnh: Thành Vân.

Tại Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng về số lượng và năng lực, có khả năng tạo ra các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, tập trung vào các sản phẩm như: Linh kiện, phụ tùng, vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và các dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các ngành công nghiệp ưu tiên...

"Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh, các tập đoàn đa quốc gia, nhà đầu tư nước ngoài để thâm nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Minh nói.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
3 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
7 giờ trước
Anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
1 ngày trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).
Cục Hàng không chỉ đạo nóng về bay đêm, phục vụ người dân đi lại dịp Tết
2 ngày trước
Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị kéo dài thời gian khai thác, tăng cường bay đêm tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân.
Bình Dương: Đơn giá bồi thường đất chưa phê duyệt, nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
2 ngày trước
Công tác phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền và thời gian bàn giao mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm Bình Dương đang chậm tiến độ do đơn giá bồi thường đất chưa được phê duyệt.