"Công – tội" những siêu đập khổng lồ và cách chúng phá nát các mối quan hệ láng giềng

13/07/2020 13:58
Mang lại thịnh vượng cho một vùng đất nhưng lại reo rắc đói nghèo ở những nơi khác, đập thủy điện đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rạn nứt quan hệ bang giao.
Công – tội những siêu đập khổng lồ và cách chúng phá nát các mối quan hệ láng giềng - Ảnh 1.

Nằm không xa thủ đô Cairo, Ai Cập là con đập có tên Sadd el-Kafara. Dài hơn 100m và cao 14m, con đập này có thể trữ 1 triệu m3 nước. Thành tích của Sadd el-Kafara chẳng có gì đáng kinh ngạc ở thế giới hiện đại. Điều duy nhất nó khiến người ta phải trầm trồ là việc được xây dựng từ 5.000 năm trước. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ chỉ ra rằng con đập vỡ gần như ngay lập tức sau khi được xây dựng.

Sadd el-Kafara là minh chứng sớm nhất cho khát vọng trị thủy của loài người cũng như những hậu quả của quá trình này. Ngày nay, nước đang ngày càng khan hiếm trong khi mưa lại không đều. Một cơn mưa có thể mang đến những món quà "từ trên trời rơi xuống" và những con đập là cách hoàn hảo để giữ lại món quà quý giá đó cho tới khi cần thiết.

Phần lớn dân số toàn cầu sống ở những nơi có mưa theo mùa. Tuy nhiên, mưa đang ngày càng trở nên thất thường và khó đoán trước. Nguồn nước dồi dào mà quanh năm chúng ta mong đợi được các nước phát triển chế ngự bằng những con đập. Đi cùng với những thành tự về khoa học, công nghệ, những con đập ngày càng trở nên khổng lồ hơn nữa.

Không có đập, những hậu quả sẽ trở nên vô cùng thàm khốc. Trong đợt hạn hán vào cuối những năm 1990, Kenya đã mất 10% GDP vì thiết nước. Sau đó, nền kinh tế này tiếp tục gánh chịu thiệt hại nhiều hơn nữa do bão lũ.

Công – tội những siêu đập khổng lồ và cách chúng phá nát các mối quan hệ láng giềng - Ảnh 2.

Đập, không chỉ mang đến nguồn nước dự trữ quý giá mà còn có khả năng ngăn chặn cả lũ lụt. Điều kỳ diệu của những công trình khiến chúng là khát vọng của con người suốt nhiều thiên niên kỷ. Trước khi có máy móc công nghiệp, phần lớn con người phải phụ thuộc vào nông nghiệp để tồn tại.

Thậm chí, đập thủy điện còn mang đến nhiều món quà hơn thế. Việc nước chảy từ trên cao xuống dưới thấp có thể tạo ra năng lượng cho các nhà máy thủy điện. Thủy điện sạch, không tạo ra khí thải và có tiềm năng khai thác đã được chứng minh.

Tuy nhiên, thủy điện không hoàn toàn miễn phí. Người dân ở Hà Nam, Trung Quốc vào năm 1975 có thể nói về cái giá mà họ phải trải khi sống dưới chân một con đập. Ra đời năm 1950, đập Bản Kiều gặp sự cố nứt. Được gia cố, người ta gọi nó là "đập sắt" và không thể vỡ. Tuy nhiên, thảm họa xảy ra vào tháng 8/1975 cho thấy điều ngược lại.

Một con sóng cao và trải dài tới 12km quét qua những khu dân cư phía dưới. Báo cáo chính thức cho thấy hàng chục nghìn người thiệt mạng trong vụ việc nhưng các ước tính sau này cho thấy ¼ triệu người đã chết. Sự cố này là một trong những bí mật được Trung Quốc giữ kín trong suốt nhiều năm.

Thảm họa với Đập Bản Kiều không phải sự cố duy nhất ở Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 1949-1980, BBC nói rằng có 3.000 sự cố với các đập nước ở Trung Quốc. Và Bắc Kinh không phải nạn nhân duy nhất từ khát vọng chế ngự thiên nhiên. Sự cố với đập xảy ra ở hầu hết các quốc gia ôm khát vọng khống chế nguồn nước.

Các quốc gia giàu có cũng không tránh khỏi thảm họa. Năm 1959, Đập Malpasset ở Pháp vỡ làm 423 người thiệt mạng. 4 năm sau, dập Vaiont ở Italy gặp sự cố, tạo ra con sóng thần sâu trong đất liền. Con sóng dữ quét sạch mọi thứ trên đường đi của nó và là nguyên nhân khiến 2.000 người thiệt mạng.

Trong thế chiến 2, những con đập trở thành mục tiêu bị tấn công vì sức tàn phá nó có thể mạng lại. Ở những nơi khác, việc mở cửa tất cả các cổng xả lũ có thể khiến những thành phố phía hạ lưu bị ngập. Trung Quốc tiếp tục lại trở thành ví dụ. Đập Tam Hiệp, công trình lịch sử của người Trung Quốc trên sông Dương Tử, đang không thể giúp cho các thành phố phía dưới thoát ngập dù được kỳ vọng lớn lao.

Công – tội những siêu đập khổng lồ và cách chúng phá nát các mối quan hệ láng giềng - Ảnh 3.

Dù không phải giải pháp hoàn hảo nhưng không thể phủ nhận những lợi ích mà đập thủy điện mang lại cho các quốc gia sở hữu chúng. Những người ủng hộ lập luận rằng mặt trái của những con đập, từ môi trường tới di dời hàng trăm nghìn người, là xứng đáng với những lợi ích chúng mang lại.

Đập High Aswan là một ví dụ. Chặn dòng sông Nile, con đập tạo ra một hồ chứa dài 500 km. Con đập từng bị đổi lỗi cho một vài sự cố, chẳng hạn như làm gia tăng số lượng bèo, dịch bệnh liên quan tới gan, khiến dòng nước ô nhiễm và lắng tụ trầm tích… nhưng nó vẫn mang lại lợi ích cho rất nhiều người.

Con đập mang lại nguồn nước tưới tiêu cho một bộ phận rộng lớn. Nó bảo vệ Ai Cập khỏi những trận hạn hán thảm khốc trong suốt những năm 1980 và sau đó là trận lụt đáng sợ có thể đã xảy ra vào năm 1988 nếu không có con đập. Tuy nhiên, ngoài những kẻ được, đập Aswan cũng tạo ra nhiều người mất.

Cho đến hiện nay, những người phụ nữ được trao giải Nobel Kinh tế đều nghiên cứu tác động của những con đập với đời sống. Elinor Ostrom cho thấy các con đập ở Nepal làm mất ổn định các thỏa thuận truyền thống giữa cộng đồng ở thượng nguồn và hạ nguồn về việc chia sẻ nguồn nước. Esther Duflo, một chuyên gia kinh tế khác, thì thấy rằng những con đập lớn ở Ấn Độ mang lại lợi ích cho một số cộng đồng thông qua việc tưới tiêu. Tuy nhiên, nó lại làm tăng đói nghèo ở những khu vực khác.

Với quy mô của các dự án đập hiện nay, nạn nhân của những siêu đập không chỉ gói gọn trong một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới một hoặc nhiều nước phía hạ nguồn. Đó cũng là nguyên nhân gây ra những căng thẳng trong cộng đồng quốc tế.

Ví dụ lớn nhất cho vấn dề này chính là Đập Phục Hưng, con đập lớn nhất châu Phi nằm tại Ethiopia. Nằm ở thượng nguồn của đập High Aswan, đập Phục Hưng có thể hạn chế nguồn nước chảy trên sông Nile. Điều này khiến Ai Cập không cảm thấy vui vẻ.

Công – tội những siêu đập khổng lồ và cách chúng phá nát các mối quan hệ láng giềng - Ảnh 4.

Ngay tại Việt Nam, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đang là vấn đề nhức nhối. Hàng loạt các công trình thủy điện nằm trên thượng nguồn sông Mê Kông, từ Trung Quốc tới Lào, khiến cho lượng nước đổ vệ hạ nguồn sụt giảm nghiêm trọng. Thiếu nước khiến nước biển xâm nhập mặn sâu vào đất liền, gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam.

Thực tế, những con đập định hình lại nền kinh tế theo những cách phức tạp. Nhiều người cho rằng lợi ích tổng thể chỉ có thể đạt được khi bên được lợi chia sẻ với phía chịu thiệt hại. Tuy nhiên, thực tế lộn xộn hiện nay khiến việc chia sẻ nguồn lợi từ nước là điều không tưởng. Thậm chí, việc tranh chấp này còn tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa những quốc gia láng giềng.

Ngoài ra, đập thủy điện còn đang được coi như thành công đền minh chứng cho tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo chính trị. Từ tập Dneprostroi của Liên Xô thủa sơ khai tới đập Tam Hiệp của Trung Quốc ngày nay, chúng luôn là những công trình được ca ngợi hết lời về quy mô và tầm vóc.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Ai Cập Nasser không nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong việc xây đập High Aswan. Họ tìm tới Liên Xô, đối trọng của Mỹ cùng quyết định Quốc hữu hóa Kênh đào Suez để có tiền trả cho việc xây đập. Nó dẫn đến cuộc Khủng hoảng Suez và một cuộc chiến đã nổ ra với hàng trăm người đã ngã xuống.

Linh Anh
Hương Xuân
Tổng hợp
Theo Trí Thức Trẻ13/7/2020

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
1 ngày trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
1 ngày trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
1 ngày trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
1 ngày trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.