Công ty Bình Hà muốn ‘tái sinh’ dự án nuôi bò nghìn tỷ ở Hà Tĩnh

02/04/2021 11:00
Sau khi lãnh đạo Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà vướng lao lý thì dự án nuôi bò nghìn tỷ đồng ở Hà Tĩnh cũng ngừng hoạt động. Nay Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà xin đổi tên dự án, điều chỉnh quy mô nuôi bò và giảm vốn đầu tư…

Xin đổi tên và điều chỉnh quy mô nuôi bò

Một đại diện Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà cho biết, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị điều chỉnh dự án nuôi bò giống và bò thịt tại Hà Tĩnh.

Theo đó, doanh nghiệp đề xuất được đổi tên dự án "Nuôi bò giống và bò thịt tại Hà Tĩnh" thành "Chăn nuôi bò và trồng cây nguyên liệu tại Hà Tĩnh"; điều chỉnh quy mô nuôi bò từ hơn 254.000 con mỗi năm xuống 35.000 con một năm; trồng thêm cây nguyên liệu như chuối, ngô, cây ăn quả, cỏ, dược liệu.

Công ty cũng đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư còn 1.800 tỷ đồng (giảm 2.782 tỷ so với trước) và giảm quy mô diện tích từ 2.163ha xuống khoảng 1.227,54ha. Địa điểm thực hiện tại huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh với vị trí là các khu đất đã được giao và đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng.

Theo tìm hiểu được biết, năm 2015, Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà được tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 1300/QĐ-UBND, ngày 15/4/2015 (có bổ sung, điều chỉnh tại QĐ số 99/QĐ-UBND ngày 12/01/2016) với tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng, được triển khai trên diện tích 2.163,5 ha ở hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Để thực hiện dự án, tỉnh Hà Tĩnh đã điều chỉnh toàn bộ diện tích quy hoạch phát triển cao su, hoa màu, rừng sản xuất trên địa bàn 2 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên sang quy hoạch phát triển chăn nuôi, trồng cỏ.

Ngoài ra, hàng trăm ha diện tích đất rừng sản xuất, đất trồng hoa màu, trồng lúa của người dân các xã Cẩm Mỹ, Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) và Kỳ Tây, Kỳ Hợp (Kỳ Anh) cũng được thu hồi để triển khai dự án này.

Kể tư khi được cấp phép đầu tư, Công ty Bình Hà đã xây dựng được 65 chuồng trại, hai khu nhà điều hành, 19 kho chứa và các công trình phụ trợ, trồng được cỏ trên diện tích 678 ha.

Công ty Bình Hà muốn ‘tái sinh’ dự án nuôi bò nghìn tỷ ở Hà Tĩnh - Ảnh 1.
Nhiều năm qua dự án ngừng hoạt động, trại nuôi bò của công ty xuống cấp, hư hỏng...

Với quy mô là 254.200 con bò/năm. Tuy nhiên, dự án chỉ đạt quy mô gần 15.000 con bò mỗi năm, đã xuất bán khoảng 43.000 con sau khi vỗ béo, lượng bò nhập về thả nuôi giảm dần theo từng năm. Cuối tháng 3/2017 thì Công ty Bình Hà ngừng nuôi bò, hệ thống chuồng trại bỏ không. Cùng năm, công ty Bình Hà đã phá cỏ, làm đất trồng chuối trên diện tích 200 ha đất.

Cách làm "tiền trảm hậu tấu", sử dụng diện tích trồng cỏ sang trồng chuối của Công ty cổ phần Chăn nuôi Bình Hà ngay lập tức đã bị "tuýt còi".

Năm 2018-2019, điều tra vụ đại án xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV và Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, đã mất), Trần Lục Lang (cựu Phó tổng giám đốc), Kiều Đình Hòa (cựu Giám đốc BIDV Hà Tĩnh), Lê Thị Vân Anh (cựu Trưởng phòng khách hàng BIDV Hà Tĩnh) cùng nhiều cán bộ khác về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Các ông Đinh Văn Dũng và Trần Anh Quang (cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà) cũng bị bắt về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo buộc, năm 2015 đến 2018, BIDV Hà Tĩnh đã giải ngân cho Bình Hà vay hơn 2.600 tỷ đồng song không kiểm soát được dòng tiền. Các cổ đông của Bình Hà sử dụng vốn vay không đúng mục đích, thông qua các nhà thầu chiếm đoạt và chiếm dụng tiền giải ngân, gây thiệt hại cho BIDV gần 800 tỷ đồng…

Sếp cũ vướng lao lý, Công ty Bình Hà có lãnh đạo mới

Theo tìm hiểu được biết, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà được thành lập ngày 10/4/2015 có trụ sở tại số 88 Phan Đình Phùng, phường Tân Giang, TP. Hà Tĩnh.

Công ty được sáng lập với 3 cổ đông gồm: ông Đinh Văn Dũng (sinh năm 1965, quê Gia Lai) nắm 45% vốn cổ phần, ông Thái Thành Vinh (quê TP.HCM) nắm 30% vốn và ông Trần Anh Quang (sinh năm 1982, quê Bình Định) nắm 25% vốn.

Ông Đinh Văn Dũng là người đứng tên đại diện pháp luật cho công ty và cũng là người nắm chức vụ Tổng giám đốc.

Tháng 1/2016, công ty Bình Hà tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng và chuyển đổi địa chỉ trụ sở chính từ TP. Hà Tĩnh về đường Nguyễn Đình Liễn, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Tháng 10/2016, ông Trần Anh Quang lên thay ông Đinh Văn Dũng làm Tổng giám đốc công ty và đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh phụ là kinh doanh bất động sản và tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản.

Tuy nhiên, một năm sau đó, ông Đinh Văn Dũng lại trở lại thay ông Quang làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Bình Hà.

Giữa tháng 6/2018, ông Đinh Văn Dũng bị Công an Hà Tĩnh khởi tố và bắt tạm giam, vị trí tổng giám đốc công ty lại thuộc về ông Quang. Một năm sau đó, Bộ Công an đã khởi tố và bắt ông Trần Anh Quang, Thái Thành Vinh liên quan đến sai phạm xảy ra tại BIDV và Công ty Bình Hà.

Vào cuối tháng 10/2020 vụ án xảy ra tại BIDV được đưa ra xét xử, ông Trần Anh Quang bị tuyên án 13 năm tù và ông Đinh Văn Dũng 12 năm tù.

Được biết, sau khi "dính án" ông Đinh Văn Dũng và ông Trần Anh Quang đã ủy quyền cho ông Nguyễn Đình Thịnh và ông Võ Phi Long thực hiện các quyền của cổ đông.

Ngày 6/5/2020, Đại hội đồng cổ đông Công ty Bình Hà đã tổ chức họp bầu Hội đồng quản trị công ty gồm 3 thành viên: ông Phạm Chí Dũng, ông Nguyễn Đình Thịnh và ông Võ Phi Long. Tại cuộc họp cổ đông này, ông Phạm Chí Dũng được HĐQT bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật Công ty Bình Hà. Ông Võ Phi Long được bầu làm Tổng giám đốc công ty.

Cũng theo tìm hiểu được biết, ông Phạm Chí Dũng, sinh năm 1986, địa chỉ thường trú tại Khu đô thị Việt Hưng, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội và chỗ ở hiện tại đường Nguyễn Công Trứ, phường Tân Giang, TP. Hà Tĩnh.

Sau khi bầu ban lãnh đạo mới, Công ty Bình Hà thông báo thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 6 với vốn điều lệ 400 tỷ đồng.

Tin mới

"Cái giá phải trả" khi tò mò ăn thử món burger mì tôm độc lạ: 50k có phải quá đắt?
1 phút trước
Sự kết hợp gây tò mò giữa mì gói và burger đang khiến dân mạng rần rần, nhưng liệu hương vị sẽ thế nào?
Ford Everest bản đặc biệt chính thức ra mắt thị trường Việt Nam, giá gần 1,2 tỷ đồng có gì đặc biệt?
29 phút trước
Phiên bản đặc biệt Ford Everest Sport gây ấn tượng mạnh mẽ với gói trang bị ngoại thất màu đen thể thao cùng logo EVEREST trên nắp capo.
VinFast công bố thông tin quan trọng cho khách hàng mua xe máy điện: Chốt dừng thuê pin từ 1/6, cơ hội cuối mua lại pin với chiết khấu 86%
56 phút trước
Khách hàng đang sử dụng xe máy điện VinFast sẽ được mua lại pin với mức ưu đãi đến 86% so với giá niêm yết tùy tuổi đời và loại pin.
Thuế quan khiến giá tăng phi mã, một mặt hàng quan trọng của Mỹ chuẩn bị biến mất trên bàn ăn Trung Quốc, thương nhân chia sẻ: Rất khó để chúng tôi tiếp tục sử dụng
26 phút trước
Loại nguyên liệu từng là ngôi sao của Mỹ sẽ sớm không còn xuất hiện trên bàn ăn tại Trung Quốc do mức giá quá đắt đỏ.
Hợp tác chiến lược cùng Samsung, Thế Giới Di Động mở bán nhiều sản phẩm đặc quyền, giá hấp dẫn
2 giờ trước
Việc ký kết hợp tác chiến lược lần này không chỉ khẳng định cam kết đồng hành phát triển bền vững giữa hai thương hiệu mà còn mang đến những lợi ích vượt trội cho người dùng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.005.844 VNĐ / tấn

169.10 JPY / kg

1.02 %

+ 1.70

Đường

SUGAR

10.176.175 VNĐ / tấn

17.81 UScents / lb

0.67 %

- 0.12

Cacao

COCOA

225.504.687 VNĐ / tấn

8,701.00 USD / mt

4.89 %

+ 406.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.625.784 VNĐ / tấn

366.88 UScents / lb

2.63 %

- 9.91

Gạo

RICE

15.973 VNĐ / tấn

13.55 USD / CWT

0.44 %

+ 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.851.442 VNĐ / tấn

1,034.50 UScents / bu

0.48 %

+ 4.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.594.898 VNĐ / tấn

300.85 USD / ust

0.15 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan
3 giờ trước
Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”
Loại quả phải “giải cứu” nhiều năm, nay giá còn cao hơn sầu riêng
5 giờ trước
Từng bị chặt bỏ để trồng sầu riêng nhưng một số nhà vườn cho hay giá bơ hiện nay còn cao hơn cả "vua" trái cây.
Dưa hấu mất mùa, rớt giá, nông dân Quảng Nam 'đứng ngồi không yên'
1 ngày trước
Năng suất thấp cộng với giá rớt thê thảm khiến nông dân thủ phủ dưa hấu ở Quảng Nam lỗ nặng.
Việt Nam sở hữu loại cây lấy hoa quý hiếm trên thế giới, thu về hơn 300 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này đã tăng mạnh hơn 102% trong tháng 3.