Công ty chứng khoán lên kế hoạch năm 2023: Nhiều dự báo thận trọng với lợi nhuận "đi lùi" nhưng vẫn có cả mục tiêu lãi cao gấp 19 lần

14/03/2023 00:02
Dù dự báo 2023 vẫn là một năm khó khăn, song nhiều công ty chứng khoán vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2023, thậm chí gấp hàng chục lần.

Sau năm 2022 đầy biến động, các công ty chứng khoán đang dần công bố bản kế hoạch kinh doanh trong năm mới. Không ít công ty dự báo lợi nhuận "đi lùi" trong bối cảnh thị trường vẫn còn khó khăn và thanh khoản sụt giảm. Tuy nhiên vẫn có những cái tên đặt ra kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá kỳ vọng.

Công ty chứng khoán lên kế hoạch năm 2023: Nhiều dự báo thận trọng với lợi nhuận đi lùi nhưng vẫn có cả mục tiêu lãi cao gấp 19 lần - Ảnh 1.

Sự trái chiều trong kế hoạch kinh doanh 2023 tại nhóm CTCK đã công bố

Nhiều CTCK thận trọng lên kế hoạch lợi nhuận giảm

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC, mã chứng khoán: VCI) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023, trong đó kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu hoạt động đạt 3.246 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện năm trước, chỉ tiêu doanh thu giảm 12% trong khi chỉ tiêu lợi nhuận giảm 6%.

VCSC cho biết kế hoạch được xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.100 điểm vào cuối năm 2023. CTCK này cũng chỉ ra những rủi ro nhất định có thể ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam như (1) Tăng trưởng toàn cầu giảm tốc cao hơn dự kiến dẫn đến gián đoạn lớn hơn đối với hoạt động sản xuất, thương mại và FDI; (2) Lạm phát cao hơn dự kiến khiến lãi suất duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn; (3) Các vấn đề tài chính của các công ty phát triển bất động sản ảnh hưởng đến các ngân hàng và nền kinh tế; (4) Chính sách tài khóa thắt chặt hơn dự kiến; và (5) Các rủi ro khác như cuộc xung đột Nga – Ukraine tiếp tục leo thang.

Từ đó, ban lãnh đạo VCSC dự báo lĩnh vực môi giới chứng khoán vẫn sẽ khó khăn trong năm 2023 với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty chứng khoán. Chiến lược của các công ty đều sẽ là cho vay ký quỹ cao, áp dụng chính sách miễn/giảm phí giao dịch, đầu tư cho đội ngũ môi giới...

Trong khi đó, CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (mã chứng khoán: CSI) dự báo dịch Covid-19 được kiểm soát tại các nước lân cận sẽ kích thích dòng vốn ngoại - vốn là thị trường ngách của CSI hướng tới - giúp công ty có thêm khách hàng mới. Công ty vẫn sẽ chủ yếu vẫn tập trung đẩy mạnh các mảng nghiệp vụ chính như môi giới, cho vay margin. Đồng thời, công ty sẽ duy trì và phát triển mảng tư vấn đầu tư; dự kiến khai thác phát triển mảng quản lý tài sản...

Tuy nhiên, về kế hoạch, công ty vẫn tỏ ra thận trọng khi đặt chỉ tiêu kinh doanh năm 2023 "đi lùi" so với năm trước, doanh thu giảm 39% xuống 23,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm 5% xuống 12 tỷ đồng.

Tương tự, CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, mã chứng khoán: FTS) đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 đạt mức 770 tỷ đồng, giảm 27% so với thực hiện năm 2022. Lãi trước thuế giảm 34% về mức 420 tỷ đồng.

Theo đánh giá của ban giám đốc FPTS, thị trường chứng khoán năm 2023 kém hấp dẫn với thanh khoản giảm sút so với năm 2022 cộng thêm bối cảnh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức. Thị trường dự báo không có thêm sản phẩm mới và chỉ có ít cổ phiếu mới niêm yết/đăng ký giao dịch. Ngoài ra, cạnh tranh về phí giao dịch giữa các công ty chứng khoán khốc liệt hơn.

Nhìn lại năm trước, trong số ba CTCK kể trên, duy nhất CSI giữ được tăng trưởng doanh thu hoạt động và lợi nhuận sau thuế dương trong năm 2022, lần lượt đạt 38 tỷ đồng (+17%) và 13 tỷ đồng (+34%). Còn lại, VCSC ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.060 tỷ đồng, giảm 43% so với năm trước. Với kết quả đạt được, CTCK này mới chỉ thực hiện được gần 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm đề ra. Lãi trước thuế đã thực hiện của FPTS cũng giảm 12% xuống 638 tỷ đồng và chỉ đạt gần 94% kế hoạch lợi nhuận trước thuế đã thực hiện. Ban điều hành cho biết nguyên nhân do thị trường diễn biến không thuận lợi vào nửa cuối năm 2022, thanh khoản thị trường giảm sâu khiến doanh thu môi giới giảm theo tương ứng.

Vẫn có những kế hoạch lạc quan

Ở chiều ngược lại, dù đưa ra dự báo quy mô giao dịch 2023 có thể giảm song CTCP Chứng khoán MB (mã chứng khoán: MBS) đặt chỉ tiêu doanh thu 2.700 tỷ đồng, tăng 37% so với thực hiện năm 2023. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 900 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ. Ngoài ra, MBS đặt mục tiêu vào Top5 thị phần môi giới trong năm nay,

Trước đó, công ty đã để tụt hạng trên bảng thị phần môi giới HOSE năm 2022. Còn về kết quả kinh doanh năm trước, doanh thu 1.978 tỷ đồng và lãi trước thuế 661 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 10% so với kết quả thực hiện năm 2021. So với kế hoạch, MBS chỉ hoàn thành 65% và 60% kế hoạch đề ra.

CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (mã chứng khoán: VIG) đặt mục tiêu tham vọng cho năm 2023 với doanh thu hoạt động gần 119 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 50 tỷ đồng, lần lượt tăng 65% và gấp 19 lần thực hiện năm 2022. Năm 2023, công ty đặt mục tiêu xóa hết lỗ lũy kế từ nguồn lợi nhuận để lại và các nguồn thặng dư vốn khác. Tuy nhiên, mục tiêu có phần quá tích cực khi năm trước VIG chỉ lãi trước thuế chưa tới 3 tỷ đồng, kèm theo đó là khoản lỗ luỹ kế 165 tỷ tại thời điểm cuối năm 2022.

CTCP Chứng khoán Phú Hưng (mã chứng khoán: PHS) cũng đã công bố kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu đạt 788 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 116 tỷ đồng, gấp gần 2 lần kết quả ước đạt năm 2022.

Chứng khoán liệu đã qua cơn bĩ cực?

Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến mức giảm gần 33% của chỉ số VN-Index kèm theo đó là thanh khoản thị trường giảm sâu. Chính những yếu tố này khiến hàng loạt công ty chứng khoán sụt giảm lợi nhuận, thậm chí trong quý cuối năm 2022 còn nhiều cái tên hàng đầu báo lỗ.

Những vấn đề trên hiện chưa có dấu hiệu cải thiện trong 2 tháng đầu năm 2023. Làn sóng nhà đầu tư mới tham gia vào chứng khoán tiếp tục hạ nhiệt rõ rệt, tính chung 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng chưa đến 100.000 tài khoản. Mặt khác, thanh khoản thấp còn tới từ động thái chững lại của khối ngoại sau giai đoạn mua gom “ồ ạt” cuối năm trước.

Đặc biệt, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức cao cộng với suy thoái kinh tế toàn cầu được dự báo đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp thời gian tới. Sau mùa báo cáo quý 4 ghi nhận lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sụt giảm sâu khiến định giá thị trường (P/E) không còn thực sự hấp dẫn và trở thành rào cản đối với việc thu hút dòng vốn trong ngắn hạn.

Công ty chứng khoán lên kế hoạch năm 2023: Nhiều dự báo thận trọng với lợi nhuận đi lùi nhưng vẫn có cả mục tiêu lãi cao gấp 19 lần - Ảnh 2.

Dù vậy, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra lạc quan về triển vọng chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới. Theo Lumen Vietnam Fund, đến nửa cuối năm 2023, lãi suất được kỳ vọng sẽ được điều hành hợp lý, hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc, giúp lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 10-15% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp ổn định hơn sẽ tạo cơ sở tốt cho một chu kỳ đi lên mới của thị trường chứng khoán.

Còn trong bức thư gửi nhà đầu tư đầu tháng 3, ông Petri Deryng, người đứng đầu quỹ PYN Elite vẫn kỳ vọng vào một số yếu tố sẽ thúc đẩy thị trường khởi sắc hơn trong năm 2023. Cụ thể, mặc dù lạm phát và lãi suất đang tác động lớn tới tâm lý nhà đầu tư toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt Nam, những yếu tố tới từ nội tại đóng vai trò quan trọng hơn và ông Petri Deryng tin rằng những động lực này sẽ tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán trong vòng 1 năm tới.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
8 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
7 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
7 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.