Công ty chứng khoán “lột xác” ngoạn mục sau những thương vụ đổi chủ “đình đám”

25/11/2022 07:00
Hậu “đổi chủ”, sự đầu tư về nguồn lực tài chính dồi dào đã giúp DNSE, VPS, TPS… “lội ngược dòng” ngoạn mục, khẳng định vị trí trên thị trường. Trong đó, chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ trong sản phẩm đã định vị hướng đi riêng cho DNSE và mang đến sức tăng trưởng bứt phá.

Làn sóng nhà đầu tư mới “đổ bộ” vào chứng khoán cách đây hơn 2 năm đã mở ra cơ hội phát triển lớn chưa từng thấy đối với các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là thách thức lớn đến từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các các CTCK phải có nguồn lực đủ dồi dào để không hụt hơi trong cuộc đua giành thị phần.

Vì thế, không bất ngờ khi hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trở thành xu hướng phổ biến trong nhóm các CTCK thời gian gần đây. Điển hình như thương vụ VPBank mua 97,4% cổ phần của Chứng khoán ASC và đổi tên thành Chứng khoán VPBank (VPBank Securities). CTCK này sau đó đã tăng vốn khủng lên hơn 8.900 tỷ đồng và đang có kế hoạch tiếp tục nâng vốn điều lệ lên 15.000 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả kinh doanh kinh doanh quý 3 cho thấy doanh thu công ty gấp hơn 10 lần cùng đạt gần 287 tỷ nhờ các hoạt động đều được mở rộng. Trừ chi phí vốn, công ty báo lãi gần 177 tỷ đồng, tốt hơn rất nhiều so với con số lỗ hơn 300 triệu cùng kỳ khi chưa đổi chủ. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, VPBank Securities ghi nhận mức lãi sau thuế gần 251 tỷ đồng, gấp tới 78 lần cùng kỳ năm 2021.

Trước đó, Chứng khoán Đà Nẵng (DSC) cũng tiến hành đổi chủ từ cuối năm 2020 khi xuất hiện 3 cổ đông cá nhân lớn nắm giữ 75% vốn. Hậu “thay máu”, DSC tiếp tục phát hành riêng lẻ 94 triệu cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư, nhằm tăng vốn điều lệ gấp 16 lần lên 1.000 tỷ đồng. Sau thương vụ này, CTCP Đầu tư NTP chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của DSC nắm quyền kiểm soát 70% vốn.

Với tiềm lực mạnh của công ty mẹ, tình hình kinh doanh của DSC đã khởi sắc rõ rệt, tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của DSC đạt 1.809 tỷ đồng, cao gấp 26 lần so với đầu năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, DSC ghi nhận 58 tỷ đồng doanh thu, gấp 15 lần cùng kỳ năm ngoái; gần 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (cùng kỳ lỗ 1,8 tỷ đồng). Tài sản cũng tăng từ 1.809 tỷ đồng hồi đầu năm lên 2.077 tỷ đồng.

Chứng khoán DNSE - “Vươn mình” chuyển đổi số để phát triển

Không đứng ngoài xu hướng trên, sau 15 năm hình thành và phát triển dưới thương hiệu Đại Nam, Chứng khoán DNSE đã “lột xác” từ khi về với hệ sinh thái của Encapital. CTCK này tăng vốn lên nghìn tỷ đồng từ tháng 7/2021. Đến tháng 4/2022, con số đã tăng gấp 3 lần lên 3000 tỷ đồng và lọt top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Không chỉ có nguồn lực tài chính dồi dào, sự xuất hiện của Encapital còn thúc đẩy DNSE chuyển hướng tập trung vào chuyển đổi số mạnh mẽ trong sản phẩm tài chính – chứng khoán. Công ty này cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình “freemium”, cam kết miễn phí giao dịch trọn đời cho khách hàng.

Với định hướng mới, từ sau khi đổi chủ, DNSE liên tục cải tiến công nghệ trên app Entrade X để đưa ra những công cụ số hữu hiệu hỗ trợ khách hàng trên hành trình đầu tư. Trong đó, nổi bật là hệ thống quản trị rủi ro theo mã cổ phiếu (giao dịch theo deal) đầu tiên trên thị trường, cho phép nhà đầu tư quản trị danh mục minh bạch, hiệu quả hơn. Với hệ thống này, giá hòa vốn, lãi, lỗ của từng lần mua bán, giao dịch chứng khoán được ghi chép cụ thể, hiển thị như một cuốn sổ “nhật ký đầu tư” chi tiết, đầy đủ. Nhờ việc tách bạch từng khoản đầu tư theo từng mã cổ phiếu, khách hàng cũng có thể lựa chọn lãi suất ký quỹ phù hợp với tỷ lệ và mã cổ phiếu mong muốn, với mức lãi suất ký quỹ cạnh tranh so với thị trường.

Thêm nữa, khách hàng có thể theo dõi được khoản đầu tư nào cần phân bổ ký quỹ, tránh trường hợp bị “call margin” mã mình không mong muốn.

Hệ thống quản trị rủi ro này được đánh giá là một bước đột phá giúp nhà đầu tư quản lý danh mục minh bạch, thuận tiện, bảo toàn nguồn vốn, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh theo chiều hướng không thuận lợi.

Công ty chứng khoán “lột xác” ngoạn mục sau những thương vụ đổi chủ “đình đám” - Ảnh 1.

Nhờ những ứng dụng thông minh và hiệu quả, DNSE đã thu hút khách hàng nhanh chóng và “lội ngược dòng” khẳng định vị trí trên thị trường. Sự chuyển mình tích cực, đúng thời điểm đã bắt đầu phản ánh lên kết quả kinh doanh tăng trưởng cao của DNSE.

Trong năm 2021, DNSE tăng lợi nhuận gấp tới 25 lần. 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu hoạt động của DNSE tăng gần 200% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý 3 vừa qua, DNSE tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực doanh thu hoạt động đạt gần 98 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,7 lần quý 2 trước đó.

Nguồn vốn dồi dào giúp hoạt động cho vay ký quỹ của DNSE có nhiều khởi sắc trong một năm gần đây với dư nợ cho vay ký quỹ (margin) liên tục tăng. Tính đến cuối quý 3, tổng dư nợ margin của DNSE lên đến 2.365 tỷ đồng, cao hơn 517 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý trước. Quy mô tổng tài sản của DNSE cũng theo đó tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu năm, đạt gần 5.644 tỷ đồng.

Có thể thấy, sau khi đổi chủ DNSE đã “rẽ lối”, tập trung đi theo hướng chuyển đổi số, ứng dụng triệt để công nghệ số hiện đại và trí tuệ nhân tạo vào sản phẩm tài chính - chứng khoán. Hướng đi khác biệt, dùng công nghệ để “đơn giản hóa đầu tư cho người Việt” đã giúp công ty chiếm lĩnh thị phần và tiến dần tới mục tiêu tăng trưởng chỉ trong thời gian ngắn, chỉ khoảng hơn 2 năm.

Khi công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua ngành tài chính - chứng khoán, DNSE được đánh giá sẽ còn nhiều dư địa để tăng trưởng nhờ những thế mạnh từ hệ sinh thái Encapital.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
37 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
18 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
53 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.