Công ty chứng khoán vốn ngoại hoạt động ra sao?

31/08/2021 09:00
Với nguồn vốn giá rẻ từ các công ty mẹ, các CTCK ngoại đưa ra các chính sách margin và phí giao dịch hấp dẫn khiến cuộc đua thị phần ngày trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, các các công ty cũng có cuộc đua về đầu tư cơ sở công nghệ, nâng cấp hạ tầng.

Năm 2013, Maybank KimEng (MBKE) trở thành CTCK ngoại đầu tiên tại Việt Nam có 100% vốn ngoại. Tiếp sau đó là Chứng khoán Shinhan sau khi Shinhan Investment Corporation (Hàn Quốc) sở hữu 100% vốn Chứng khoán Nam An (NASC) vào năm 2015, Mirae Asset Việt Nam (MASC) cũng chuyển đổi sang mô hình 100% vốn nước ngoài vào năm 2015 khi công ty mẹ Mirae Asset Wealth Management (HK) Limited mua nốt 51% cổ phần của CTCK này từ 2 cổ đông lớn khác.

Nhiều công ty chứng khoán 100% vốn ngoại khác cũng xuất hiên như Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS), Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN), Chứng khoán Goutai Junan Việt Nam (IVS)...

Ngay sau khi xuất hiện hay chuyển đổi sang mô hình 100% vốn ngoại, các CTCK này bắt đầu tái cơ cấu và điểm đầu tiên đó là tăng vốn nhằm gia tăng nguồn lực để tham gia hầu hết vào các mảng kinh doanh như môi giới, tự doanh, phái sinh....

Làn sóng tăng vốn của các CTCK ngoại diễn ra vào thời điểm 2017 - 2021. Điền hình như Mirae Asset từ mức vốn điều lệ chỉ 700 tỷ đồng (2017) thì hiện đã tăng lên 5.456 tỷ đồng. KBSV cũng tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 1.675 tỷ đồng. Vốn điều lệ của KIS hiện nay cũng là 3.761 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với mức chỉ 263 tỷ đồng hồi năm 2013. MBKE cũng tăng vốn từ chỉ 300 tỷ đồng (năm 2013) và hiện lên 1.745 tỷ đồng.

Với nguồn vốn giá rẻ từ các công ty mẹ, các CTCK ngoại đưa ra các chính sách margin và phí giao dịch hấp dẫn khiến cuộc đua thị phần ngày trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, các các công ty cũng có cuộc đua về đầu tư cơ sở công nghệ, nâng cấp hạ tầng.

Quý II/2018, MASC trở thành công ty chứng khoán 100% vốn ngoại đầu tiên lọt top 10 thị phần môi giới sàn HoSE. Tương tự, các cái tên như Chứng khoán KIS hay KBSV cũng dần góp mặt trong danh sách này. Đây có thể coi là bước đầu thành công của nhóm CTCK vốn ngoại.

CTCK vốn ngoại còn nhiều việc để làm

Dù có một số lợi thế nhất định nhưng khối CTCK ngoại lại gặp một số bất lợi đó là khó có thể am hiểu thị trường Việt Nam bằng các CTCK nội. Hơn nữa, nhiều CTCK nội với thị phần vượt trội hơn phần còn lại. Trong top đầu về thị phần môi giới luôn là những cái tên lâu đời trong nước như Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), Chứng khoán TP HCM (HSC: HoSE: HCM), Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) và mới đây là VPS.

Về kết quả kinh doanh tính trên số tuyệt đối hay hiệu quả sử dụng vốn, vẫn có khoảng cách khá lớn giữa 2 nhóm CTCK.

Trước khi trở thành 100% vốn ngoại, MASC kinh doanh không mấy nổi bật. CTCK này có lợi nhuận khoảng dưới 10 tỷ đồng, thậm chí có năm còn thua lỗ như thời điểm 2013 hay 2014. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ 2017 đến 2020, lợi nhuận sau thuế liên tục duy trì ở mức trên 100 tỷ đồng. Dù vậy, kết quả kinh doanh của MASC đang có sự chững lại khi quý II/2021, đơn vị này ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 3% so với cùng kỳ dù thị trường chứng khoán quý II vẫn tăng trưởng rất mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản.

Tương tự là trường hợp của KIS khi lợi nhuận liên tục trồi sụt nhưng trong 2 năm trở lại đây bắt đầu ổn định hơn với trên 100 tỷ đồng mỗi năm.

Công ty chứng khoán vốn ngoại hoạt động ra sao? - Ảnh 1.

Lợi nhuận sau thuế các năm của các CTCK kinh doanh có lãi trong năm 2020. Đơn vị: tỷ đồng.


Trong khi đó, còn nhiều đơn vị vốn ngoại khác kinh doanh không thực sự nổi trội. Yuanta, Shinhan, FUNAN... chỉ lãi sau thuế khoảng vài chục tỷ đồng bất chấp 2020 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thậm chí, chứng khoán SJC, RHB Việt Nam hay Pinetree còn thua lỗ bất chấp sự tích cực cả về chất và lượng của thị trường chứng khoán.

Công ty chứng khoán vốn ngoại hoạt động ra sao? - Ảnh 2.

Lợi nhuận sau thuế các năm của các CTCK kinh doanh thua lỗ trong năm 2020. Đơn vị: tỷ đồng.


Khi mới ra nhập thị trường Việt Nam, các CTCK ngoại đều tự tin vì có sự hậu thuẫn lớn của các tập đoàn tài chính lớn. Tuy nhiên, dường như bộ máy mới của nhiều ông chủ nước ngoài chưa thể hiện được khả năng tạo ra hiệu quả. Điển hình như trường hợp của Chứng khoán Golden Bridge Việt Nam đã bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động do quá thời hạn đình chỉ hoạt động mà công ty không khắc phục được tình trạng và có lỗ gộp đạt mức trên 50% vốn điều lệ.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
3 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga 110cc dáng lạ của Honda về đại lý Việt: Trang bị ngang cơ Vision, 'ăn xăng' 1,7 lít/100 km
4 giờ trước
Chiếc xe ga của Honda được trang bị một số phụ kiện độc quyền, giúp xe trở nên phong cách hơn.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
4 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Bắt chủ cơ sở sản xuất, bán trót lọt hàng chục ngàn sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật giả
5 giờ trước
Đối tượng đã lên mạng internet để tìm hiểu một số mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật đang được thị trường tiêu thụ lớn sau đó đặt in tem nhãn, bao bì giả của các sản phẩm này.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.